"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người"Những lời thơ dạt dào cảm xúc của Đỗ Trung Quân mỗi khi vang lên khiến người ta bồi hồi, xúc động xao xuyến nhớ về quê hương. Quê hương là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà văn từ xưa đến nay nổi bật là Kim Lân với tác phẩm Làng tác phẩm được sáng tác năm 1948, ca ngợi tinh thần kháng chiến lòng yêu làng yêu nước của người nông dân Việt Nam tiêu biểu là ông Hai
Kim Lân là nhà văn thành danh từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Với những truyện ngắn về vẻ đẹp văn hóa xứ Kinh Bắc và cuộc sống của người nông dân. Truyện ngắn "Làng" thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật ông hai một người nông dân yêu làng yêu nước và có tinh thần kháng chiến. Là một cây bút gạo cội của nền văn học hiện đại Kim Lân am hiểu sâu sắc đời sống tâm hồn của người nông dân. Truyện ngắn làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí văn nghệ năm 1948 tình yêu làng quê và lòng yêu nước của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện.
Bằng ngòi bút tài hoa của mình Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai là người yêu làng yêu nước sâu sắc trước hết ông tự hào về làng có sở thích khoe làng. Ông khoe làng ông có mái ngói đỏ tươi, san sát sầm uất như tỉnh đường thôn ngõ xóm lát đá xanh sạch sẽ. Ông khoe làng ông trời nắng phơi rơm Thượng hạn còn trời mưa thì đi từ đầu đến cuối làng không hề bến gót, làng ông còn có cái chòi phát thanh cao nhất vùng, phòng thông tin sáng sủa. Tự hào vinh dự vì làng mình có cái nét đặc sắc, có bề dày lịch sử, ông tự hào về cái sinh phần tổng đốc làng ông có vườn hoa cây cảnh nom như động. Kháng chiến bùng nổ làng ông thành làng kháng chiến nghe theo tiếng gọi của cụ Hồ gia đình ông đi tản cư đến vùng tự do. Xa làng, ở nơi tản cư ông nhớ làng da diết ông nhớ những kỉ niệm cùng anh em đào hào đắp ụ lập làng kháng chiến. Ông băn khoan chăn trở không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa. Ông nhớ đến bồn chồn nôn nao như người ta nhớ người yêu: " Chao ôi! Ông lão nhớ làng nhớ cái làng quá". Ông có sở thích khoe làng đặc biệt là khoe tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc của làng. Khi được nói chuyện về làng, ông vui náo nức đến lạ thường: " Hai con mắt ông sáng hẳn lên cái mặt biến chuyển hoạt động".
Tình yêu làng của ông Hai hòa quyện với tình yêu đất nước. Kháng chiến bùng nổ ông muốn ở lại làng cùng anh em đánh giặc. Ở nơi tản cư ông quan tâm đến tình hình chính trị thế giới đến các tin tức chiến thắng của quân ta. Ngày nào ông cũng xuống phòng thông tin để nghe đọc báo, háo hức đón chờ tin chiến thắng của ta. Mỗi khi nghe được một tin chiến thắng ở đâu đó là "ruột gan ông lão cứ múa cả lên". Đó là niềm vui của con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc là niềm vui mộc mạc của tấm lòng yêu nước chân thành.
Tình yêu làng yêu nước của ông hai được thể hiện sâu sắc qua diễn biến tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân tỏ ra vô cùng sắc sảo khi đặt nhân vật vào một tình huống bất ngờ đột ngột để từ đó nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Tình huống đó là khi ông Hai vừa ra khỏi phòng thông tin với tâm trạng náo nức thì bất ngờ nghe tin dữ làng Chợ Dầu mà ông vô cùng yêu quý tự hào đã lập tề theo giặc. Cảm xúc bất ngờ đột ngột như gáo nước lạnh thình lình đổ xuống cái khí thế đang bừng bừng như lửa của ông, ông sững sờ " cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được. Lúc đầu ông cố không tin, ông hỏi lại đến lạc cả giọng nhưng khi người đàn bà nhắc đến thằng Chánh Bệu người làng ông thì lúc này ông không thể không tin được nữa. Ông lão như rớt từ đỉnh cao của niềm tin hãnh diện xuống đáy vực của nỗi tủi hổ nhục nhã. Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ có cái tin dữ ấy xâm chiếm nó thành một nỗi ám ảnh, day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông xấu hổ "cúi gằm mặt xuống mà đi". Về đến nhà nỗi cay đắng thất vọng ê chề khiến ông "nằm vật ra giường". Rồi ông tủi thân khi nhìn đàn con "nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?". Ông căm giận lũ người theo giặc phản bội đất nước: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miệng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian để nhục nhã thế này". Nhưng ông lại ngờ ngợ "như mình không đúng lắm". Tuy ông tức giận chửi bọn Việt gian làng Dầu bán nước nhưng xong ông lại thấy lời chửi của mình thật vô lý, ông kiểm điểm từng người trong đầu ai cũng là người yêu nước cả: " Tại sao lại là Việt gian bán nước được". Nhưng thằng Chánh Bệu thì đích thị là người đàn ông khiến ông có tâm trạng rối bời, phân vân, nửa tin nửa ngờ. Ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm được sử dụng hết sức đặc sắc đã thể hiện thành công diễn biến tâm trạng phức tạp từ thất vọng cay đắng rồi tủi thân, căm hận, nghi ngờ,... những day dứt, hoài nghi, đau khổ cứ cuộn xoáy trong lòng ông Hai, đấu tranh giằng xé cõi lòng ông khiến ông vô cùng khổ sở. Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường trực trong ông Hai. Mấy ngày liền, ông không còn dám ló mặt ra ngoài. Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ hễ thấy đám đông nào tụ tập nhắc đến hai từ "Việt gian", "Cam nhông" thì ông lại tự nhủ "thôi lại chuyện ấy rồi ". Có lẽ trong những đêm đó, ông trằn trọc không sao ngủ được. Ông luôn day dứt về làng, nơm nớp lo sợ mụ chủ nhà biết chuyện thì sẽ đuổi gia đình ông đi. Ông cảm thấy mình có lỗi trong việc làng mình theo giặc, ông mặc cảm dằn vặt thu mình trong nỗi đau xót tủi hổ. Ngòi bút của Kim Lân tỏ ra rất tài hoa và tinh tế khi diễn tả của rất cụ thể những diễn biến tâm trạng của ông Hai từ đó ta thấy tấm lòng yêu làng yêu nước chân quý của nhân vật. Thường thì những gì ta dành trọn yêu thương và niềm tin nhiều nhất thì ta cũng sẽ đau khổ, thất vọng nhiều nhất khi thứ đó đi ngược lại kỳ vọng của chúng ta. Phải yêu làng sâu sắc, phải tự hào về làng mãnh liệt đến nhường nào thì ông Hai mới đau khổ dằn vặt đến thế khi nghe tin làng theo giặc. Và phải có một trái tim yêu nước nồng nàn ông mới tủi hổ đến thế khi làng mình theo Tây phản bội đất nước. Khi mụ chủ nhà biết truyện có ý muốn đuổi khéo gia đình ông đi ông đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, bế tắc hoàn toàn. "Đi đâu bây giờ? Không ai muốn chứa chấp dân của cái làng Việt gian" ông thoáng có ý nghĩ "hay là trở về làng". Tuy nhiên ông đã gạt bỏ ý nghĩ ấy bởi " Làng đã theo Tây, về làng nghĩa là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Đến đây tình yêu làng của ông Hai đã hòa quyện vào lòng yêu nước. Lúc này trong ông Hai đã có một cuộc xung đột nội tâm ngay gắt giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước. Ông Hai đã dứt khoát chọn theo cách của ông " làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Đó là một lựa chọn sáng suốt tỉnh táo minh mẫn ông không hề bị về tắc như Lão Hạc của Nam Cao và chị Dậu của Ngô Tất Tố vì ông được ánh sáng của Đảng cuộc cách mạng soi đường. Từ trước đến nay, ông yêu làng bao nhiêu thì giờ đây ông căm thù cái làng của mình bấy nhiêu, làng ông theo giặc, ông phải thù. Tuy có căm hận là vậy nhưng ông không thôi day dứt về làng, day dứt về cái nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đau khổ ông không biết tâm sự cùng ai ngoài đứa con bé bỏng. Yêu làng Chợ Dầu ông muốn khắc sâu vào trái tim bé nhỏ của con tình cảm với làng, với kháng chiến, với Cụ Hồ, đó cũng chính là tấm lòng thủy chung "trước sau như một" với cách mạng của ông. Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân - với quê hương, với đất nước, với cách mạng và kháng chiến. Ngần ấy tuổi đầu mà nước mắt ông cứ ròng ròng khi nghĩ về làng nỗi đau ấy mới đáng trân trọng làm sao bởi đó là nỗi đau của một con người coi danh dự của làng như chính bản thân mình.
Tình yêu làng yêu nước của ông hai được biểu hiện xúc động khi tin đồn được cải chính. Tin làng cải chính đến đúng vào lúc nỗi đau của ông tê tái , quặn thắt nhất. Tin Làng ông không phải làng Việt gian được đến từ ông chủ tịch của làng. Thái độ của ông thay đổi hẳn: " Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên" ông chạy đi khoe khắp nơi : "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ đốt nhẵn!". Ngôi nhà là cả một tài sản chắt chiu, dành dụm cả đời của người nông dân. Hơn thế nó còn gắn bó với bao kỷ niệm buồn vui rất thiêng liêng của mỗi con người mất nó ai mà không xót xa đau đớn. Nhưng ông Hai lại sung sướng, sung sướng đến tột độ "múa tay lên để khoe" bởi việc nhà bị Tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng chống thực dân Pháp. Ông đã quên đi sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong niềm vui chung của làng quê đất nước. Thế đấy niềm vui nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của làng Dầu, thế mới biết ông hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng hòa quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng.
Cách miêu tả chân thực sinh động ngôn ngữ đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng tự nhiên như cuộc sống đời thường, cùng với những mâu thuẫn căng thẳng dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn đối với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm Làng xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.