Kinh dịch - Đạo của người quân tử - C1

184 2 0
                                    

NGUỒN GỐC:

Một sách bói mà thành sách triết.

Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch.

Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó - tức bát quái - thì có thể sớm hơn vào cuối đời Ân, 1.200 năm trước Tây Lịch.

Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết từ Tây Hán đến nay, trên 2.000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý riêng của mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc.

Do đó, không thể gọi nó là tác phẩm của một nhà nào cả, không phải của Khổng gia cũng không phải của Lão gia, và Vũ Đồng, tác giả bộ Trung Quốc triết học đại cương (Thương vụ ấn thư quán) gọi nó là tác phẩm chung của một phái, phái Dịch học, mà những người trong phái nầy gồm nhiều triết gia xu hướng khác nhau.

Mới đầu nó chỉ là sách bói, tới cuối đời Chu thành một sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên Tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc tượng số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục, tới đời Ngũ Đại nó được dùng trong môn lý số đời Tống nó thành lý học; ngày nay một số nhà bác học phương Tây như C.G Jung tâm lý gia nổi danh của Đức và Raymond de Becker (Pháp) muốn dùng nó để phân tích tiềm thức con người, coi nó là một phương pháp phân tâm học.

Điều kỳ dị nhất là môn "dịch học" nó chỉ dựng trên thuyết âm dương , trên một vạch liền ________ tượng trưng cho dương, một vạch đứt ___ ___ tượng trưng cho âm, hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới:Lục thập tứ quái .

Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống , xử thế...

Các ông "Thánh" Trung Hoa đó quả thực có một sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ lùng, khiến người phương Tây ngạc nhiên và có người Âu (J.Lavier) đã dùng một vài quẻ để giải thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học.

Sự kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi, cho nên ngay người Trung Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc Kinh Dịch.

Truyền thuyết về Kinh Dịch.

Những truyền thuyết đó nhiều khi mâu thuẫn, vô lý, như huyền thoại, nhưng vì có nhiều người tin chắc hoặc "đành phải chấp nhận vì không có thuyết nào hơn cho nên chúng ta cần biết qua, chứ đi sâu thì theo tôi, chỉ mất thì giờ vô ích.

1. Truyền thuyết vua Phục Hy tạo ra bát quái:

Theo Từ Hải thì Phục Hy còn có tên là Bào Hy, Thái Hạo v.v. . . là một trong ba ông vua thời Thái cổ, hai ông kia là Tọai Nhân, Thần Nông. Phục Hy dạy dân săn bắn, đánh cá, nuôi súc vật, tạo ra bát quái và thư khế (văn tự, khế ước).

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 13, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Kinh dịch - Đạo của người quân tử - C1Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ