cái này là sự thật, chắc chắn luôn. đơn giản một khi bạn biết ai viết tốt, viết hay, những câu chuyện đẹp, bạn sẽ luôn học được hàng tá thứ tuyệt vời từ đó. rồi thì bạn sẽ trào dâng cảm xúc muốn viết cái gì đó tuyệt không kém.
°°°
[đoạn này trở đi không nói về nguồn "cảm hứng" của tôi nữa. chuyển sang nói sơ về việc đọc thế nào trên quan điểm của tôi]
cái vấn đề đặt ra là, bạn phải XÁC ĐỊNH được cái nào hay cái nào dở. phải làm sao?
là phải học ngữ văn đàng hoàng từ trong nhà trường. những mẩu trích trong sách giáo khoa từ cấp 1 đến cấp 3 ở việt nam có đến 90% là hàng tốt (bao gồm giá trị về văn phong và tinh thần xây dựng trong tác phẩm). và trên cơ sở tên các nhà văn nhà thơ được nói đến, bạn tìm đọc thêm tác phẩm của họ.
bên cạnh đó, hãy luôn dành sự tôn kính cho những tác phẩm văn học kinh điển mà chủ động tìm đọc. nó kinh điển là có lý do cả. bạn không nhất thiết phải đọc bằng sạch những áng văn đó. cứ từ từ đọc, đọc một chương cũng được, rồi đổi qua tác phẩm khác. vì sao lại có thể làm thế? bởi vì việc thay đổi cũng là một cách để bạn có sự so sánh giữa những gì mình đọc. thật ra các tác phẩm kinh điển không phải đều hợp gu tất cả, nhưng nó vẫn sẽ là tài liệu học tập quý giá.
đừng học theo mấy cái blog yaho 360 hay tản văn. đọc cho vui thì ờ nhưng đừng học. lối văn lan man đó không làm tâm hồn bạn phong phú thêm, chẳng khiến vốn sống bạn dày dặn được chút nào.
°°°
[từ dưới đây sẽ không nói về nên đọc thế nào nữa]
tôi thích âu văn nhất. chắc không ít người cho rằng âu văn là viết bối cảnh châu âu châu mỹ với những cái tên anh pháp đức nhật, ý lộn không có nhật, nhỉ? tôi thì khác. âu văn với tôi là sự gãy gọn dứt khoát, ngang tàng đến độc đoán nhưng không kém quý phái, kiêu sa, kể nhiều, tả ít. trong cái kể đó nội dung lại vô cùng có tính gợi hình, giàu cảm xúc. tả ít nhưng hết sức cô đọng, liên quan câu chuyện chứ không phải để làm cái nền màu mè vô tích sự.
tất nhiên việc chọn một bối cảnh âu mỹ sẽ khiến bạn phần nào có thể thay đổi giọng văn đi theo. thế nhưng bạn cũng không nên quá nghĩ ngợi kiểu như "đúng không ta?", "có sai chỗ nào không?", "mình viết thế này ra không khí châu âu chưa?"... bạn sẽ lâm vào tình trạng tả quá đà còn câu chuyện thì căng cứng. hãy cứ viết đơn giản trước cái đã, hoàn thiện cốt truyện một mạch rồi có thể chỉnh sửa chi tiết nhỏ sau. bối cảnh có ý nghĩa với câu chuyện chứ không phải là chướng ngại vật cho văn phong.
°°°
được rồi, phần phụ thì nhiều mà phần chính thì ít. tóm lại, hãy học cách đọc và học những tác phẩm hay.
°°°
(đừng viện lý do cho việc văn phong không thay đổi được, là do bạn không chịu thay đổi thôi).
BẠN ĐANG ĐỌC
đắc đu và những nguồn "cảm hứng" viết fic
Документальная прозаba chấm éo le. những nguồn "cảm hứng" để tôi chém gió cảm xúc trong fanfic.