Phụ lục: Tra cứu từ ngữ

15 2 0
                                    

Tất cả các chú thích trong sách này đều viết theo hiểu biết và tìm tòi chủ quan của người dịch không phải chính văn, đương nhiên không phải là Pháp, chỉ có tác dụng tham khảo. Người dịch thực hiện công việc dịch thuật này với tiêu chuẩn "bảo lưu" văn gốc của Sư phụ ở mức tối đa có thể được. Tiêu chuẩn "văn dịch lưu loát" được xem là thứ yếu. Do vậy văn dịch đọc lên nghe giống "Hán Việt" hơn là "thuần Việt".

Liệt kê trong phụ lục này chủ yếu là các từ ngữ mà người dịch đã bảo lưu Hán văn, tức là không dịch sang từ ngữ thuần Việt mà vẫn dùng trực tiếp từ ngữ Hán Việt. Có hai loại chính.

Thứ nhất, các thuật ngữ hay các từ ngữ hay dùng để diễn đạt các khái niệm trong giới tu luyện nói chung và trong bổn môn Pháp Luân Đại Pháp nói riêng. Ví dụ: nguyên anh, huyền quan, công thân, thủ ấn, chu thiên. Người dịch nghĩ rằng các từ này không nên dịch mà nên dùng trực tiếp từ ngữ Hán Việt thì tốt hơn. Tại đây người dịch chỉ cố gắng diễn giải các từ theo chữ nghĩa bề mặt mà không can thiệp vào hàm nghĩa thâm sâu. Xin đọc giả vui lòng thông qua học Pháp tu luyện, giao lưu tâm đắc thể hội mà ngộ.

Thứ hai, các từ hoặc các cụm từ khó dịch cho hết nhẽ, thường là các từ liên quan chặt chẽ đến văn hoá Trung Quốc hoặc gắn chặt vào cấu trúc ngôn ngữ tiếng Hán, do vậy trong từ vựng thuần Việt không có từ ngữ tương đương, hoặc nếu dịch ra thì khó truyền đạt được sức mạnh ngôn ngữ. Ví dụ: vật cực tất phản, đả bất hoàn thủ mạ bất hoàn khẩu, nan nhẫn năng nhẫn nan hành năng hành, tu tại tự kỷ công tại sư phụ. Tại đây người dịch chỉ diễn giải ngắn gọn đủ để hiểu đại khái. Mục đích là để đọc giả người Việt vượt qua được khoảng cách do văn hoá và ngôn ngữ khác biệt gây nên.

Đối với các tên riêng vốn có nguồn gốc là tiếng nước ngoài, không phải tiếng Hán, người dịch tuân theo cách dịch đã phổ cập. Có chỗ dùng từ tiếng Hán, ví dụ: Pháp, Anh, Mỹ. Có chỗ dùng tiếng Anh hoặc từ gốc, ví dụ: Darwin, Afghanistan, Galileo, neutron, neutrino. Tuy nhiên riêng với các từ ngữ có gốc tiếng Phạn (Sanskrit) thì người dịch giữ nguyên từ ngữ của tiếng Hán. Lý do là tuy các từ ấy gốc Phạn, nhưng đã được người Hán dùng lâu rồi, một số từ cũng có sắc thái nghĩa mới khác với gốc Phạn, hơn nữa người Việt đã quen với các từ tiếng Hán này; ví dụ: Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà, niết bàn.

Trong khi dịch không tránh khỏi phải chèn những từ của tiếng Việt vào cho đủ câu đủ ý và có thể đọc tụng thành tiếng, ví dụ: rằng thì là mà nó tôi... Các chữ chèn ấy được đặt trong ngoặc vuông []. Cũng có phần chèn trong dấu ngặc nhọn {} ấy là do người dịch tự thêm vào như các chú thích. Mục đích của việc dùng các dấu ngoặc vuông [] và ngoặc nhọn {} là để người đọc hiểu rằng đó là do người dịch thêm vào theo chỗ hiểu của bản thân, không chắc hẳn đó là ý của Sư phụ. Cũng vậy, các dấu nháy do người dịch chèn vào là các dấu nháy đơn '' để khỏi lẫn với các dấu nháy kép "" ở nguyên tác. Sư phụ thường đặt câu dài, tại đây người dịch cũng bảo lưu câu dài, nhưng dùng thêm dấu chấm phẩy (;) để tách thành các câu con cho phù hợp với cú pháp tiếng Việt.

Đây là kinh văn Phật gia, tất nhiên hàm nghĩa uyên thâm huyền diệu, người dịch lượng sức hạn hẹp, chắc chắn còn nhiều sai sót; kính mong các bằng hữu đồng tu góp sức chỉnh lý.

Chuyển Pháp Luân - Pháp luân Đại PhápNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ