Không ít lần chúng ta nghe đến "Kính Ngữ" trong văn hóa của các nước Trung Quốc, Hàn, Nhật như một hệ thống chuẩn mực độc lập qui định về cách xưng hô, giao tiếp để thể hiện tôn ti trong xã hội. Rất dễ nhận thấy đó là những thừa hưởng của hệ thống trật tự lễ nghi của Khổng Giáo. Hay ở Thái Lan, Lào chúng ta cũng thấy một hệ thống tiếng đệm riêng biệt để thể hiện sự lịch sự và khiêm nhường trong giao tiếp nhưng cách sử dụng rất gần gũi và chân thành. Tiếng Việt và văn hóa Việt về mặt nào đó là sự giao thoa của văn hóa chuẩn mực kiểu Nho Giáo - Đông Á và văn hóa của các dân tộc bản địa của khu Đông Nam Á. Trong văn hóa Việt ta sẽ thấy có cả hệ thống qui định xã hội nghiêm ngặt và chuẩn mực của đạo Nho cùng tồn tại chung với một hệ thống văn hóa mộc-dụng (1) rất gần gũi, chân thành của các dân tộc bản địa. Thừa hưởng từ đó, sự trang nhã và lịch sự trong văn hóa Việt cũng vận hành rất khéo léo và tinh tế. Nó có cả cái chuẩn mực Đông Á và sự chân phương thân thiện kiểu Đông Nam Á. Nếp sống đổi mới và sự cách tân văn hóa mang đến nhiều điều hay và mới mẻ, nhưng cũng làm mờ đi những nét đậm văn hóa và bản sắc riêng. Tìm đi tìm lại, giờ khó tìm được một bài dạy, một tổng hợp nào về cách thức và lễ nghĩa trong ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử để thể hiện sự kính trọng, trang nhã. Tác giả thử tìm hiểu và viết lại những gì mình thấy và thực tập áp dụng, xem như một khởi đầu và ghi chú nhỏ cho sự tích góp dần dần. Những ghi chép trong bài viết này không phản ánh trình độ thực hành của tAll Rights Reserved