1933, vào thời điểm này Bắc Bình là nơi náo nhiệt nhất toàn Trung Hoa. Sự náo nhiệt này không giống những nơi khác, không phải xa hoa trụy lạc, mười dặm dương trường (Mười dặm đều là địa phận của người Tây Dương) Mà đó là một loại náo nhiệt mỹ lệ, côn khúc kinh kịch, gánh hát Loạn Đạn, tiếng trống Tần Khang, khoái bảng bình thư[1]. Bất luận loại hình nghệ thuật truyền thống nào bạn có thể nghĩ đến đều hòa quyện cùng nhau ở nơi này -- Đây cũng là sân khấu huy hoàng nhất của Lê viên[2] suốt nghìn năm nay. Cũng là nơi mà vị khôi thủ cuối cùng của Lê viên, Thương Tế Nhụy, chiếm hết phong lưu. Chỉ một tiếng gọi trên sân khấu, một lần đối mặt lướt qua đã đủ để Trình Nhị gia, Trình Phượng Đài, kết bạn cùng với vị đào kép danh tiếng phảng phất chỉ sống trong lời đồn đại và truyền kỳ của mọi người. Hắn tháo xuống cây trâm hoa mai đỏ trên vạt áo Thương Tế Nhụy, cười nhẹ rồi cắm vào túi áo âu phục của mình. Trong một thoáng chớp mắt, người đã ở tại Trường sinh điện. Thương Tế Nhụy hát 'Đến đây, đến đây, ta cùng Nhị gia cùng đi dạo một hồi'. Trình Phượng Đài lại nói, 'Chỉ cần người nguyện ý, ta vẫn sẽ luôn đi cùng người'. Hai người vì hý khúc mà kết duyên, lời biểu lộ cũng tựa như hai câu hát. Sau lại có tài tử phong lưu đem chuyện của hai người phổ thành kịch để mọi người có thể xem được tận tường, đó chính là vở 《Bên tóc mai không hải đường hồng 》này. . Truyện đăng chỉ có mục đích để bản thân đọc offline, all credit goes to omewluoi