Giao hưởng, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "symphonia" tức "sự tổng hoà của âm thanh", là một loại tác phẩm quy mô lớn dành cho dàn nhạc. Nhưng với sĩ quan tình báo Xô Viết Tartaglia, giao hưởng là một khái niệm hoàn toàn vô nghĩa... cho đến khi hắn gặp một nghệ sĩ vĩ cầm người Trung Hoa vào một mùa thu Mát-xcơ-va vàng rợp sắc ngân hạnh.
Chung Ly lùi một bước, lắc đầu cảm thán "Ngoảnh đi ngoảnh lại, thì ra là cậu bé năm ấy", Tartaglia tiến một bước, ngọt ngào thủ thỉ "Nếu thế gian chẳng còn ai nghe anh đàn nữa, thì em vẫn sẽ luôn luôn nghe", thật giống như hoạt cảnh trong một vở opera cũ kĩ. Họ đã cùng nhau viết nên không phải những con chữ, mà là những nốt nhạc, không phải một câu chuyện, mà là một bản giao hưởng tráng lệ trên nền của một quốc gia đã lụi tàn.
Truyện được sáng tác theo kết cấu của một bản giao hưởng, với mỗi phần là một tempo. Ngoài ra, truyện còn sử dụng cấu trúc "truyện lồng truyện", hay còn gọi là cấu trúc "búp bê matryosha", lấy cảm hứng từ một biểu tượng của nước Nga là búp bê gỗ matryoshka.