- Ừ, ta cũng nghĩ y biết hết mà. - Vị Thái hậu ấy dịu giọng, nhìn qua bên ngoài của số, nơi cây gạo có mấy cành khô khốc đâm ngang. - Năm ấy khi phụ hoàng con mất, ta cũng là đang ngắm cây gạo ấy, năm ấy cũng là mùa đông. Phụ hoàng con đến đây sớm hơn ta mấy năm, rời đi cũng sớm hơn ta ngần ấy năm. Vị Thái hậu lặp lại nhừng lời ấy, đôi mắt như từ từ khép lại. Khắp cung Thái Ninh, tiếng khóc than cất lên, vị hoàng đế trẻ và công chúa Khải Đào sụp quỳ xuống. Đám cung tỳ, thái giám và thái y đừng chầu bên ngoài lần lượt quỳ lạy, màu tang thương phủ kín cả cung Thái Ninh. Ngày 28 tháng chạp năm Quang Ninh thứ 5, Nguyên Thục Trang Thái Hậu Trần Ngọc Lâm mất ở cung Thái Ninh, thọ 60 tuổi. Sau khi Thái hậu mất, quốc tang 7 ngày, di thể hạ táng cùng lăng với Nhân Trung Đức Thuận Ninh hoàng đế. Lễ tiết hệt như khi tiên đế mất. Dân gian đồn đại, cả đời Thái hậu, nghe nói là người Thuận Ninh hoàng đế yêu kính nhất, nhưng không hề nhận được một chữ nào là yêu, là kính từ tiên đế. Đến khi Khải Đình hoàng đế lên ngôi, cũng chẳng hề phong cho mẫu hậu mình một chữ là hiền, là đức. Thế mới nói, bạc bẽo nhất chính là tình cảm nhà đế vương, đến chết, vị Thái hậu ấy cũng chỉ là Nguyên Thục Trang Thái hậu, cái danh xưng là Thuận Ninh hoàng đế ban cho bà năm nào mà thôi. Ngày mồng 9 tháng giêng năm Quang Ninh thứ 6, cây gạo bên cung Thái Ninh bỗng nở hoa, đỏ rực cả một góc trời. Người ta đồn với nhau, tiên đế và Thái hậu đã hoá vào cây gạo. Ngày mồng 9 tháng hai năm Quang Ninh thứ sáu, qua một đêm, cây gạo ấy hoa và lá rụn
6 parts