"Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm."
Không tự dưng mà người xưa có một câu nói như vậy. Tất cả đều có nguyên nhân của nó cả.
Cô giáo chủ nhiệm của tôi từng hỏi tôi rằng: "Tại sao em lại không hăng hái khi lớp tổ chức cuộc thi văn học?"
Lúc ấy tôi chỉ nhẹ nhàng đáp một câu: "Bởi vì tất cả chỉ là sự dối trá!"
Câu cửa miệng của nhà giáo luôn khẳng định văn học là những thứic phim trên giấy phản ánh hiện thực cuộc sống. Và nó đã trở thành một câu sologan làm mở bài cho tất cả những bài viết phân tích này nọ.
Đúng vậy, văn học ngày xưa quả thực có viết bám sát với sự thật. Những người nông dân nghèo khổ vừa đứng dậy cứu nước vừa kiếm tìm miếng cơm manh áo. Đó là sự thật.
Còn ngày nay?
Những thước phim trên giấy không mang tính cách mộc mạc và chân thực như ngày xưa nữa. Nó đã trở thành một tác phẩm hoa mỹ mà ai ai cũng phải trầm trồ khen ngợi, và, nó đi lên bằng chính sự giả dối.
Sự giả dối ấy bắt nguồn từ đâu?
Hồi còn học cấp một, tôi chưa từng biết nói dối là gì, kể cả trong những bài tập làm văn thi cử.
Trẻ con mà, những gì nó ngây thơ viết ra đều là những điều đáng yêu nhất. Nghĩ thế nào viết ra thế ấy, mặc dù trong lớp có mấy đứa còn chưa biết mạch lạc là thế nào nhưng thầy cô vẫn vui lòng khen ngợi.
Cấp một dần qua đi, sang cấp hai tôi mới thấy được cái sự giả dối ăn sâu vào tâm trí những người làm nghề giáo.
Có một lần thầy giáo yêu cầu cả lớp viết một bài văn miêu tả cảnh đón Tết quê em.
Tốt lắm! Đó là một bài văn đời thực, vô cùng dễ làm!
Tôi cùng chúng bạn hí hoáy viết ra những điều mà chúng tôi từng trải nghiệm.
Sự giả dối ập đến khi tôi đứng lên đọc bài viết của mình và thầy giáo nâng tay bảo tôi dừng lại.
Trong bài viết ấy tôi đã viết về một khung cảnh đón Tết bình lặng của gia đình tôi, từ việc chuẩn bị cho đến thời khắc giao thừa rồi bước sang mồng một. Tềt ở đâu thì tôi không biết, nhưng Tết ở quê tôi nó chỉ xảy ra một ngày duy nhất. Đó là vào mồng một.
Người nông dân và thương gia chăm chỉ làm ăn, trong khi những thành phần khác nghỉ ngơi du xuân, xả stress sau nột năm làm việc mệt mỏi thì người nông dân lại tất bật công việc của mình. Hầu hết bọn họ đều nghỉ ngơi một ngày duy nhất trong năm, Tết đến chính là một cơ hội giao thương phát đạt.
Họ buôn bán hết đêm ba mươi, nghỉ ngơi ngày mồng một và bắt đầu bận rộn vào mồng hai.
Đó chính là sự thật.
Gia đình tôi trồng rau trồng rẫy. Năm nào cũng thế, bận rộn.
Vậy là tôi đem câu chuyện mùa xuân của tôi đến với mọi người. Nhưng đáng tiếc thầy giáo khi ấy là một người rập khuôn. Ông ấy bảo rằng Tết phải có ba ngày và bảo tôi đừng đọc nữa.
Tại sao học ngữ văn phải có phần làm văn? Bởi vì phần làm văn đó là để cho học sinh tự do trình bày suy nghĩ của mình, trau dồi cách diễn đạt và thể hiện vốn từ mình đã học.
Nhưng chính sự rập khuôn của một bộ phận giáo viên, à không, phải nói là đại đa số người làm nghề giáo, họ đang bóp dần sự sáng tạo và cái chân thực vốn có của người Việt Nam.
Không phải ai cũng nghỉ Tết đúng ba ngày, không phải ai cũng nghỉ Tết nhiều ngày, và tất cả điều đó là sự thật. Học sinh chỉ cần căn cứ vào đề bài mà làm thôi.
Nếu đã là sự thật, vậy tại sao phải nói dối??
Bạn kiếm được mười nghìn, bạn nói mình kiếm được mười nghìn nhưng người ta lại nói bạn kiếm được một tỷ! Bạn có vui không?
Cô giáo chủ nhiệm lớp mười hai của tôi nói rằng cô rất khuyến khích học sinh phát biểu những suy nghĩ cá nhân mà không theo một khuôn khổ nào cả. Về phần ý kiến đó là đúng hay sai, cô sẽ lắng nghe và đưa ra nhận xét.
Tôi nghĩ, một giáo viên giỏi phải là người giống như cô ấy, phải tâm lý và bỏ được sự rập khuôn.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phiến Diện - Tiếu Nguyệt Trân
Aléatoire"Phiến diện là cách nhìn của một phía." Khác với những tác phẩm tôi viết trước đây, Phiến Diện không phải là một câu chuyện tình yêu sướt mướt. Nó chỉ đơn thuần là một tập tản văn ngẫu hứng, à, hay nói đúng ra, nó là những dòng tám nhảm về cách nhì...