1. Phân tích các chức năng của thị trường TC
1. Chức năng của thị trường tài chính.
1.1. Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính
Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu nguồn tài chính, là nơi thu hút mạnh mẽ mọi nguồn tài chính nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi, chuyển giao những nguồn này cho các nhu cầu đầu tư phát triển nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc thoả mãn nhu cầu khác nhau của chủ thể cần nguồn tài chính. Thị trường tài chính được xem như cầu nối giữa tích luỹ và đầu tư,giữa người cùng nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính. Nó giúp họ gặp nhau, cung ứng nguồn tài chính cho nhau giữa hình thức mua bán các chứng khoán.
1.2. Chức năng cung cấp khả năng thành khoản cho các chứng khoán.
Thị trường tài chính là nơi các chứng khoán được mua bán, trao đổi. Bởi vậy, nhờ thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền hoặc các chứng khoán khác họ muốn. Khả năng thành khoản ( khả năng chuyển đổi thành tiền) là một trong những chủ yếu tố quyết định tính hấp dẫn của chứng khoán đối với các nhà đầu tư. Chức năng cung cấp khả năng thành khoản cho các chứng khoán bảo đảm cho thị trường tài chính hoạt động năng động có hiệu quả.
1.3. Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá
Chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố nội tại của chủ thể phát hành, tức là tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mặt khác, giá trị của doanh nghiệp có cổ phiếu trên thị trường tài chính phụ thuộc vào tổng giá trị thực tế của các cổ phần đang lưu hành. Vì vậy, thông qua giá cổ phiếu của một doanh nghiệp người ta có thể đánh giá được giá trị của doanh nghiệp đó.
2. Vai trò của thị trường tài chính
Thực hiện các chức năng của thị trường tài chính sẽ phát huy được vai trò của thị trường tài chính. Các vai trò đó là:
2.1. Vai trò trong thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước góp phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
Để phát triển kinh tế xã hội cần huy động tối đa các nguồn tài chính cung cấp cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, trong khi đó nền kinh tế luôn luôn tồn tại các nguồn tài chính nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi với thời hạn ngắn, dài và quy mô khác nhau. Sự hoạt động của thị trường tài chính với các công cụ là các loại chứng khoán, đa dạng về hình thức, phong phú về mệnh gía và thời hạn sử dụng kết hợp với cơ chế linh hoạt: mua bán chứng khoán thuận lợi nhanh chóng, do đó thị trường tài chính đã thu hút, chuyển giao các nguồn tài chính nhàn rỗi,bé nhỏ, phân tán trong xã hội thành nguồn tài chính to lớn, tài trợ kịp thời cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Thị trường tài chính với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, bộ máy quản lý hữu hiệu và sự phổ biến hướng dẫn rộng rãi về chứng khoán và đầu tư chứng khoán, người dân sử dụng nguông tài chính tiết kiệm được của mình để mua chứng khoán với niềm tin là khoản vốn và lãi của mình sẽ được đảm bảo. Nguồn tiết kiệm này, nếu không có thị trường tài chính sẽ có khả năng tiếp tục nằm yên dưới dạng tích trữ không sinh lợi cho bản thân người tiết kiệm và cũng không đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Hoạt động có hiệu quả của thị trường tài chính đã giảm bớt được nhu cầu tiêu dùng cao, dành nguồn tài chính vào đầu tư thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Do chứng khoán không có tính lỏng như tiền mặt, một khi đã mua chứng khoán, nguồn tài chính đã vận động vào đầu tư, số tiền mặt trong tay người tiêu dùng giảm xuống nên những nhu cầu tiêu dùng cao không thiết yếu sẽ được giảm xuống . Những nhu cầu thiết yếu sẽ kịp thời được đáp ứng qua hoạt động bán chứng khoán của người sử dụng chứng khoán. Như vậy tính thanh khoản cao của chứng khoán trên thị trường tài chính đã thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư.