Phân tích cảnh đợi tàu- nguyên nhân đợi tàu- Ý nghĩa đợi tàu
“Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” 1938 là một trang văn xuôi giàu chất thơ “có một ít đời nhưng rất nhiều tâm hồn” mà Thạch Lam để lại cho bạn đọc hôm nay và mai sau. Câu chuyện là những mảng tâm trạng lan tỏa dồn đẩy cho đến đoạn kết, 2 chị em Liên còn người dân phố huyện khao khát chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua thì chủ đề tác phẩm đã được thể hiện một cách thấm thía và sâu sắc.
1) Cảnh đợi tàu
Đêm nào cũng vậy, hai chị em Liên ngồi bên nhau trên chiếc chõng nát cùng người dân phố huyện chờ đợi chuyến tàu, hoạt động cuối cùng của đêm
An háo hức chờ đợi chuyến tàu tới mức dù buồn ngủ tới ríu cả mắt vẫn dặn chị: “Tàu đến chị nhớ đánh thức em dạy nhé”. Họ chờ đợi, mong ngóng từ dấu hiệu đầu tiên “ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma chơi” và tiến còi vẳng lại từ rất xa cho đến khi đoàn tàu rầm rộ lao tới và vụt qua với những toa đèn sáng trưng. Cả phố huyện “náo động” lên, An tỉnh cả ngủ. Liên dắt tay em đứng dậy để nhìn đoàn tàu cho rõ hơn và nhìn mãi theo đến khi đoàn tàu khuất sau rặng tre lẫn vào đêm tối mênh mông. Toàn bộ tâm trí của Liên như bị hút vào vùng ánh sáng sang trọng, rực rỡ, huyên náo đến nỗi chẳng nghe rõ, chẳng trả lời câu hỏi của em. Cô “lặng người theo mơ tưởng”. Dường như lúc đó Liên không sống với đời thực mà sống với thế giới trong mơ của mình. Đêm nào cũng thế, Liên và người dân phố huyện cố thức để chờ đợi chuyến tàu qua và đêm nào cũng thế, họ chờ đợi với sự háo hức, tươi mới như lần đầu. Chuyến tàu đêm đã trở thành cái mốc quan trọng trong mỗi ngày, mỗi cuộc đời người dân nới phố huyện xơ xác, tiêu điều. Đúng là một tình huốn đặc biệt; cuộc chờ tàu kì lạ thể hiện nhiều ý nghĩa sâu sắc.
2) Nguyên nhân
An và Liên đợi tày trước hết vì lời mẹ dặn phải thức đến khi tày xuống may ra còn bán được ít hàng. Nhưng đó đâu phải là lí do chính. Nơi đây chỉ là ga xép phố huyện nhỏ, nghèo nàn. Chẳng thể chờ đợi được gì nhiều bởi khách xuống thưa thớt, may mắn lắm những người khách ít ỏi kia mua cho được bao diêm, gói thuốc lá là cùng.
Hai chị em cố thức là vì cớ khác. Muốn được nhìn ngắm đoàn tàu. Dù Thạch Lam có gọi Liện bằng “chị”, dù hai chị em Liên sớm mất tuổi thơ thì chúng vẫn là hai đứa trẻ, vẫn có nhu cầu được vui. Với An, đoàn tàu như một thứ đồ chơi, niềm vui duy nhất của một ngày sống trong buồn chán cho dù chỉ là vui nhờ, vui ghé, vui lây.
Đoàn tàu như một tia chớp lóe lên trong bóng tối dày đặc của phố huyện. Hình ảnh đoàn tàu tương phản hoàn toàn với cuộc sống nơi đây. Nếu phố huyện đói nghèo chìm trong bóng tối tĩnh lặng đến tù đọng thì đoàn tàu là thế giới của ánh sáng, âm thanh và sự sang trọng. Ánh sáng “từng, ánh. Tung” như tỏa hào quang trong con mắt người dân phố huyện. Khói bừng sáng trắng, đèn sáng trưng chiếu ánh xuống mặt đường, đồng, kền lấp loáng, cửa kính sáng choang. Đoàn tàu mang theo bao sự huyên náo, tiếng còi rít, tiếng hành khách ồn ào, đoàn tàu rầm rộ lao tới. Sau một ngày sống trong buồn chán, được nhúng mình vào bầu không khí huyên náo, rực rỡ ánh sáng đã trở thành một nhu cầu sống không thể thiếu của hai chị em và người dân phố huyện.
Chị hàng nước, bác phở Siêu, bác Xẩm già, ai cũng mong mỏi, chờ đợi, hi vọng đoàn tàu đến sẽ bán được thêm chút hàng. Hi vọng rồi lại thất cọng nhưng ngày mai họ sẽ vẫn lại dọn hàng, lại chờ tàu tới khuya. Trong thẳm sâu, họ ngóng đợi chuyến tàu mỗi đêm như ngóng đợi “một cái gì tươi sáng” sẽ đến cho cuộc đời của họ- ngóng đợi một sự dổi thay mới mẻ sẽ xua đi bóng đêm của cuộc đời hiện hữu. Hơn thế, với chị em Liên, đoàn tàu từ HN về. Một HN nhiều đèn với những cốc nước xanh đỏ còn là một miền kí ức tuổi thơ đã mất, là thế giới của kỉ niệm. Nết phố huyện là hình ảnh của hiện thực tăm tối, lụi tàn thì đoàn tàu là hình ảnh của quá khứ xa xôi, của tương lai mơ hồ. Liên chờ đợi đoàn tàu cũng là chờ đợi những giây phút hạnh phúc bé nhỏ để sưởi ấm tâm hồn, để nạp thêm cho mình một chút năng lượng để có thể tiếp tục sống, sống trong chờ đợi và hi vọng.
Ngắm đoàn tàu, Liên tạm rời bỏ thực tại “lặng người theo mơ tưởng” hướng về hai nẻo quá khứ và tương lai. Chờ đợi đoàn tàu đã trở thành một khát khao mãnh liệt, một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Từ ngọn đèn con trên chõng hàng chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đến hình ảnh đoàn tày rực rỡ đầy ánh sáng, ngọn lửa của niềm tin, hi vọng đã được thắp lên và sẽ không bao h lụi tắt.
3) Ý nghĩa
Câu chuyện chỉ có vậy, chỉ là cảnh đợi tàu sau những buồn chán về cuộc sống tẻ nhạt nơi phố huyện xơ xác, tiêu điều. Cảnh đợi tàu được Thạch Lam miêu rả ít nhất nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất. Ẩn sâu bên ngoài đơn sơ là tấm lòng nhân hậu, êm mát và sâu kín, nghẹn ngào chút lệ của tình thương. Những trang viết như những trang thơ thấm đẫm một niềm xót thương day dứt cho những kiếp người sống mòn mỏi quẩn quanh, bế tắc vừa túng quẫn về vật chất, vừa nghèo nàn về tinh thần như đang được chìm trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ
Đồng thời qua việc thẻ hiện tâm trạng của Liên và người dân phố huyện đợi tàu, Thạch Lam muốn rung lên hồi chuông nhỏ nhưng thấm thía, thức tỉnh con người. Con người phải biết ước mơ, hi vọng, phải biết vượt lên cái tẻ nhạt, vô vị hàng ngày để sống và tin yêu. Hãy biết khát khao, hãy biết vươn tới, đừng để cuộc đời mình bị chìm lấp trong bóng tối và xin đừng ai thờ ơ trước số phận con người.
Chính niềm đồng cảm và sự trân trọng nỗi khát khao ánh sáng và sự đổi thay của Thạch Lam với những người dân nơi phố huyện đã tạo nên giá trị nhân văn và sức sống bền lâu cho tác phẩm trong lòng bạn đọc.