lich su 12

62 0 0
                                    

Việt Nam hóa chiến tranh hay Đông Dương hóa chiến tranh là chiến lược của chính quyền Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, được bắt đầu từ năm 1968, áp dụng toàn diện trên toàn Đông Dương từ ngày 8 tháng 6 1969 nhằm từng bước chuyển trách nhiệm tiến hành chiến tranh cho chính quyền và quân đội Sài Gòn đểMỹ có thể rút dần quân về nước nhưng vẫn giữ được miền Nam Việt Nam, và cả bán đảo Đông Dương trong tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Hoàn cảnh ra đời

Ra đời do thất bại trong chiến tranh cục bộ, đặc biệt sau tết Mậu Thân, dân Mỹ thúc ép chính phủ sớm chấm dứt chiến tranh đưa quân Mỹ về nước. Thất bại này đã tác động sâu sắc đến tình hình chính trị nước Mỹ, tổng thống Nixon trong ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ (20-l-1969) đã phải phát biểu: “Nước Mỹ đang có khủng hoảng về tinh thần, mắc kẹt trong chiến tranh, cấu xé và chia rẽ nội bộ. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước Mỹ không riêng về mặt kinh tế, quân sự mà cả xã hội cũng như chính trị. Sự bất đồng cay đắng đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết quả chiến tranh như thế nào, vết xé rách vẫn còn lâu mới lành”.

Để cứu vãn tình hình bi đát của Mỹ ở Việt Nam, Tổng thống Nixon sau nửa năm cầm quyền đã đề ra “Học thuyết Nixon” và chiến lược quân sự toàn cầu “Răn đe thực tế” thay thế cho chiến lược “Phản ứng linh hoạt” thời Lyndon Johnson. Việt Nam hóa chiến tranh là một điểm quan trọng trong chiến lược này.

Laird - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ coi Việt Nam hóa chiến tranh là “Học thuyết Nixon trong hành động”, là “biện pháp kết thúc sự tham gia của Mỹ, bước mở đầu tăng cường lực lượng đồng minh ở châu Á”, Việt Nam hóa nghĩa là chuyển dần trách nhiệm cho người Việt. Nixon đánh giá: “Chính sách này thỏa mãn được mục tiêu của chúng ta (Mỹ) là giảm bớt sự dính líu của Mỹ”.

Nguồn gốc tên gọi Việt Nam hóa chiến tranh cũng khá phức tạp. Vào khoảng tháng 3 năm 1971, lúc tổng thống Nixon mới đắc cử, tướng Andrew Goodpaster lúc đó là phụ tá của tướng Abrams (tướng Abrams là tổng tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam) có tham dự một buổi thuyết trình của Hội Đồng An Ninh Hoa Kỳ. Trong buổi thuyết trình, tướng Goodpaster loan báo rằng Quân lực Việt Nam Cộng hòa bây giờ đã đủ mạnh, đến độ Hoa Kỳ có thể "Phi Mỹ hóa" (De-Americanization) cuộc chiến tại Việt Nam. Ban đầu Nixon và các cố vấn chấp nhận danh từ này. Nhưng sau đó một số cố vấn, trong đó có bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Melvin Laird, kiến nghị cái tên này sẽ gây ra rắc rối chính trị và ngoại giao, do nó sẽ gián tiếp khẳng định Mỹ đã xâm lược Việt Nam, gây thêm sự bất bình cho người dân Mỹ và sẽ tạo cơ hội tuyên truyền cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Bộ trưởng Laird đề nghị chỉ nên dùng một danh từ nào đó gián tiếp có ý nghĩa là Hoa Kỳ sẽ rút chân khỏi Việt Nam, nhưng tránh không đả động gì tới Mỹ. Do đó cái tên mới "nhẹ nhàng" hơn là "Việt Nam hóa chiến tranh" (Vietnamization) được chấp nhận.

Tương tự như chiến lược Da vàng hóa chiến tranh mà quân Pháp áp dụng trong Chiến tranh Đông Dương, Việt Nam hóa chiến tranh có đường lối chiến lược cơ bản là hỗ trợ tăng cường sức mạnh của quân đội bản xứ (cụ thể là quân đội Việt Nam Cộng hoà) để giảm sức ép và thay thế dần cho quân đội ngoại quốc. Tuy vậy, Việt Nam hóa chiến tranh là bước phát triển cao hơn, phối hợp cả 3 mũi hoạt động: Quân sự - bình định với hoạt động ngoại giao để vừa tiêu diệt, vừa cô lập đối phương trên trường quốc tế.

Theo quan điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng như Da vàng hóa chiến tranh, chiến lược này thực chất là "Lấychiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt", dùng chiêu bài "quốc gia giả hiệu" để bù đắp những tổn thất của lực lượng xâm lược, khắc phục những mâu thuẫn gay gắt giữa tổn hao to lớn của chiến tranh với khả năng có hạn của lực lượng xâm lược và phong trào chống chiến tranh ở chính quốc. Đó cũng là quy luật chung của các cuộcchiến tranh xâm lược từ xưa đến nay trong lịch sử Việt Nam, mà trước đó các triều đại Trung Hoa và Pháp đều đã sử dụng.[2] Thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh, Mỹ muốn khai thác triệt để nhân-vật lực của Nam Việt Nam phục vụ chochiến tranh xâm lược, dùng người Việt dưới sự nuôi dưỡng, chỉ huy của Mỹ để giảm bớt gánh nặng cho Mỹ. Thực chất, Việt Nam hoá là sự kết hợp ba loại chiến tranh của Mỹ: "chiến tranh giành dân""chiến tranh bóp nghẹt" và "chiến tranh huỷ diệt".

[sửa]Nội dung

Việt Nam hóa chiến tranh thực hiện song song với rút quân đội Mỹ, thương lượng ở Paris (Pháp), chia rẽ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với các nước xã hội chủ nghĩa, là một chiến lược nhằm giành thắng lợi với giá chấp nhận được.

Ngày 18 tháng 2 năm 1970, Nixon công bố nội dung chính sách Việt Nam hóa chiến tranh là một chương trình 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho quân đội Sài Gòn, rút dần quân chiến đấu trên bộ của Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam.

Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn đủ sức đương đầu với lực lượng quân Giải phóng, giữ vững được Nam Việt Nam và Đông Dương trong quỹ đạo của Mỹ.

Giai đoạn 3: Hoàn tất những mục tiêu của Việt Nam hóa chiến tranh. Củng cố kết quả đã đạt được, quân Giải phóng sẽ suy yếu đến mức không thể tiếp tục chiến đấu và chiến tranh sẽ kết thúc, 2 miền Việt Nam sẽ trở thành 2 quốc gia riêng biệt.

Trong ba giai đoạn đó, theo Mỹ, giai đoạn 1 (dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm 1972) là giai đoạn quan trọng nhất được chia làm ba bước để thực hiện:

Bước 1 (từ năm 1969 đến giữa năm 1970): Bình định một số vùng đông dân quan trọng. Xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng ở vùng quân Giải phóng kiểm soát. Rút một số đơn vị chiến đấu của Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam. Khống chế và đẩy lùi quân Giải phóng, làm cho quân Giải phóng không hoạt động được ở quy mô từ đại đội trở lên.

Bước 2 (từ giữa những năm 1970 đến giữa năm 1971): Bình định được tất cả các vùng đông dân quan trọng. Làm cho quân Giải phóng bị phân tán nhỏ, không hoạt động được từ cấp đại đội trở lên ở những vùng căn cứ. Hoàn thành kế hoạch hiện đại hóa quân đội Sài Gòn, rút phần lớn quân Mỹ về nước.

Bước 3 (từ giữa năm 1971 đến giữa năm 1972): Cơ bản bình định xong cả miền Nam. Lực lượng vũ trang quân Giải phóng không còn hoạt động được ở các vùng căn cứ trên biên giới Lào, Campuchia, quân đội Sài Gòn đủ sức đương đầu với khối chủ lực Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rút hết lực lượng chiến đấu trên bộ của Mỹ về nước, chỉ duy trì cố vấn quân sự và sĩ quan chỉ huy tác chiến.

Thực hiện kế hoạch chiến lược trên, đế quốc Mỹ đề ra năm biện pháp cụ thể:

Xây dựng quân đội Sài Gòn thành một lực lượng mạnh, hiện đại, đủ sức đương đầu với lực lượng vũ trang quân Giải phóng.

Củng cố chính quyền các cấp của Việt Nam Cộng hòa, tăng cường viện trợ kinh tế.

Tập trung sức hoàn thành chương trình bình định, phản kích ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam (sang Lào và Campuchia).

Tập hợp liên minh chống Cộng khu vực do quân đội và chính quyền Sài Gòn làm nòng cốt.

Chặn đứng các nguồn tiếp tế chi viện cho quân Giải phóng miền Nam, xúc tiến hoạt động ngoại giao để kiềm chế, cô lập, đẩy lùi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 27, 2013 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

lich su 12Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ