Triết

11 0 0
                                    


Câu 1:
Vấn đề cơ bản của triết học là:
mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học, mặt khác nó cũng là tiêu chuẩn để xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Và theo Ăngghen: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại"
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Việc giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phát lớn: chủ nghĩa duy vật - chủ nghĩa duy tâm; khả tri luận (thuyết có thể biết) – bất khả tri luận (thuyết không thể biết). Ngoài ra còn có chủ nghĩa nhị nguyên và hoài nghi luận
-Mặt thứ nhất (bản thể luận): giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?
+ Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức: Chủ nghĩaduy vật.
+ Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất: Chủ nghĩaduy tâm
+ Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau: Nhị nguyên luận
-Mặt thứ hai (nhận thức luận): con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
+ Khả tri luận: khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật (Chiếm đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật)
+ Bất khả tri luận: về nguyên tắc, con người không thể hiểu được bản chất của đối tượng, phủ nhận knang vô hạn của nhận thức.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Chính nhờ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học mà từ đó hình thành nên các trường phái triết học khác nhau.
- Cuộc chiến giữa trường phái duy tâm và trường phái duy vật từ lúc bắt đầu cho đến nay vẫn luôn là cuộc chiến gay go, sôi động nhất.
- Nghiên cứu thấu đáo các vấn đề cơ bản để từ đó giải thích được hiện tượng mê tín dị đoan và tìm giải pháp khắc phục.

Câu 2:
Lênin định nghĩa:"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho conngười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác"
- Phương pháp định nghĩa: Lênin đã định nghĩa vật chất với tư cách phạm trù triết học và bằng cách đem đối lập với phạm trù ý thức trênphương diện nhận thức luận cơ bản.
- Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.Vật chất là tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức của con người.
Vật chất là hiện thực chứ không phải hư vô, và hiện thực này mang tính khách quan.
Mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người nghĩa là đềuthuộc phạm trù vật chất, đều là các dạng cụ thể của vật chất.
→ Phê phán thế giới quan duy tâm, giải phóng khoa học tự nhiên khỏi khủng hoảng, khuyến khích các nhà khoahọc đi sâu tìm hiểu bản chất thế giới vật chất.
+ Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác. Các thực thể vật chất khi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác, mặc dù có những cái phải nhận biết bằng các dụng cụ khoa học, thậm chí có những cái chưa có dụng cụ khoa học để nhận biết...Trên phương diện nhận thức luận thì vật chất là cái có trước, là cội nguồn của cảm giác ( ý thức), còn cảm giáclà cái có sau, phụ thuộc vào vật chất.
→Giải quyết được mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.
+ Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nóCảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại không ngừng chép lại, chụp lại, phản ánhhiện thực khách quan, nên con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.
Cùng với sự phát triển của khoa học, các giác quan của con người ngày càng được "nối dài", giới hạn nhận thứccủa các thời đại đã bị vượt qua, bị mất đi chứ không phải vật chất bị mất đi.
→ Bác bỏ thuyết bất khả tri, khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất
-Ý nghĩa khoa học của định nghĩa vật chất:
+ Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường CNDVBC.
+ Cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận duy vật khoa học để đấu tranh chống CNDT, thuyếtkhông thể biết và CNDV siêu hình.
+ Phải quán triệt nguyên tắc khách quan, xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức vàvận dụng đúng quy luật khách quan...+ Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội (đó là điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạtđộng vật chất và các quan hệ vật chất của xã hội).
+Tạo sự liên kết giữa CNDVBC và CNDVLS thành một hệ thống lý luận thống nhất, tạo nền tảng lý luận khoahọc cho việc phân tích một cách DVBC các vấn đề của CNDVLS.
Câu 3:
Khái niệm biện chứng và siêu hình trong lịch sử
-Biện chứng: nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận.
- Siêu hình: dùng để chỉ triết học với tư cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm.
Trong triết học Mác xít chúng được dùng để chỉ hai phương pháp tư duy chung nhất đối lập nhau là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
Phương pháp siêu hình

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 14, 2023 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

ÔnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ