Bài 17. NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA TỪ SAU 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC 19/12/1946
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 19451. Khó khăn
a. Ngoại xâm và nội phản
* Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra): 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta, theo sau là các đảng phái tay sai như Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) hòng giành lại chính quyền.
* Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam):
Quân Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình, bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng.
Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, theo lệnh Anh chống cách mạng.
b. Đối nội
Chính quyền cách mạng vừa thành lập, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang non yếu.
Nạn đói cuối 1944 đầu 1945 chưa khắc phục được; nạn lụt lớn làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ; hạn hán kéo dài.
Cơ sở công nghiệp chưa phục hồi, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân nhiều khó khăn.
Ngân sách Nhà nước trống rỗng, tiền mất giá của Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị trường, làm tài chính nước ta rối loạn.
Nạn dốt, hơn 90% dân số mù chữ, cờ bạc, rượu chè, tệ nạn mê tín dị đoan phổ biến. Là đất nước đứng trước tình thế hiểm nghèo: "ngàn cân treo sợi tóc".
b. Thuận lợi cơ bản
Nhân dân đã giành quyền làm chủ, được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng mang lại nên phấn khởi và gắn bó với chế độ.
Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo. Hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào cách mạng thế giới phát triển.
Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản. Thuận lợi tuy ít nhưng cơ bản.
II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH
1. Xây dựng chính quyền cách mạng
Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội và đã bầu ra 333 đại biểu.
Ngày 02/03/1946, Quốc hội thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lập ra Ban dự thảo Hiến pháp.
Ngày 09/11/1946: Ban hành Hiến pháp đầu tiên.
Các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ bầu cử hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu
Lực lượng vũ trang được xây dựng.
Việt Nam giải phóng quân đổi thành Vệ quốc đoàn (9/1945), rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (22/5/1946).
Cuối năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ tăng lên hàng chục vạn người.
*Ý nghĩa:
BẠN ĐANG ĐỌC
TÓM TẮT LỊCH SỬ LỚP 12
Historische RomaneTóm tắt lịch sử lớp 12 Đăng tải chưa có sự cho phép của tác giả, nếu có yêu cầu t sẽ xóa đi T đăng tải chỉ để tiện đọc + học đgnl thôi, bản pdf hơi khó đọc Bản gốc: https://download.vn/tong-hop-kien-thuc-mon-lich-su-lop-12-43989 Hmmm t thấy có 1 kên...