11. Tài năng

1 0 0
                                    

Mỗi người sinh ra có cấu trúc não bộ khác hẳn nhau nên trí thông minh đã không đồng. Người sáng suốt, kẻ ngu si. Người giỏi về kinh doanh, kẻ có khiếu về âm nhạc. Có những thần đồng vừa mới sinh ra đã biết nói như Christian Heineken. Ông có thể đọc lại nhiều đoạn trong Thánh kinh lúc lên một, trả lời những câu hỏi về địa dư lúc lên hai, nói được tiếng Pháp và tiếng Latin lúc lên ba, và khi lên bốn đã theo học các lớp triết.

"... John Stuart Mill có thể đọc chữ Hy lạp lúc mới ba tuổi; Macanlay có thể viết thế giới sử lúc mới mười sáu tuổi; William James Sidis đọc và ráng đọc rành chữ mẹ đẻ (Hoa Kỳ) lúc mới lên hai, và đã nói được tiếng Pháp, Nga, Anh, Đức, chút ít Latin, Hy lạp khi lên tám... Charles Bennet xứ Manchester có thể nói được nhiều thứ tiếng lúc mới ba tuổi..." ( Trích Đức Phật và Phật pháp của ĐĐ Narada)

Hiện nay báo chí thế giới nói nhiều về em Arthur, cha người Madagascar, mẹ người Pháp. Năm chín tuổi, Arthur đậu bằng BEPC (trung học đệ nhất cấp, cấp 2 Việt nam), hai năm sau đậu tú tài. Năm 12 tuổi em mới bắt đầu ghi danh vào một khóa học tập thể để làm quen với lề lối thi cử, khi em chuẩn bị lấy bằng cử nhân toán. Hiện nay em đang chuẩn bị một bằng sau đại học về toán thuần lý, đồng thời nghiên cứu định lý cuối cùng của Fermat. Hầu hết thời gian học của em là tự học có sự hướng dẫn của cha mẹ.

Einstein đã hoàn thành thuyết Tương đối hẹp lúc mới 25 tuổi. Cho đến nay, không hẳn là mọi người hiểu rõ khi nghe thuyết trình về đề tài đó mặc dù sách vở đã nói đến rất nhiều.

Vô số những bộ óc kỳ diệu đã đóng góp làm cho nền văn minh của nhân loại càng lúc càng tiến bộ. Có những người tên tuổi vang lừng. Có những người dấu kín tên tuổi vì những lý do khác.

Bên cạnh các tài năng đặc biệt đó cũng có những người "chậm hiểu" đến kỳ lạ. Họ không thể tiếp thu bài toán của lớp năm hoặc lớp sáu. Một cái hàng rào giới hạn vô hình nào đó đã chận đứng tâm trí, không cho phép họ tiến sâu vào các vần đề phức tạp. Họ đành chấp nhận các nghề thủ công để sinh sống.

Các nhà giáo dục đều nhìn nhận rằng yếu tố giáo dục chỉ có giá trị một phần nhỏ trong việc khai mở tâm trí con người. Sự giáo dục chỉ bao gồm vấn đề:
- Truyền đạt kiến thức.
- Tập cho học viên suy luận.

Tuy nhiên, hai vấn đề từ bên ngoài đem đến đó còn bị giới hạn bởi yếu tố chủ quan của học viên là:
- Khả năng tiếp nhận kiến thức nhiều hay ít.
- Khả năng suy luận nhanh hay chậm, sâu hay cạn, phối hợp các dữ kiện rộng hay hẹp.

Mỗi bộ não con người giống một máy tính đã được chế tạo sẵn. Tùy theo sự chế tạo ban đầu mà khả năng máy tính có thể xử lý bao nhiêu lượng thông tin (tính theo đơn vị byte, kilobyte, megabyte...) Vấn đề quá phức tạp so với khả năng được chế tạo, máy tính không thể giải quyết, hoặc giải quyết rất chậm với sự trợ giúp của chuyên viên.

Từ khi sinh ra, tùy theo nghiệp đời trước, mỗi người có một não bộ khác nhau và mỗi não bộ "dường như" có một khả năng được quy định sẵn. Với khả năng giống hệt nhau nhưng gặp hoàn cảnh giáo dục khác nhau, tài năng của họ sẽ khác nhau. Như vậy có hai loại quả tạo thành tài năng của một người.

Nghiệp và Kết Quả - TT. TS. Thích Chân QuangNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ