Khởi nguyên
Editor: An Nhiên
Beta: Tiêu
Chuyện xảy ra vào Tết nguyên đán sau đó một năm, cụ thể là bao nhiêu thì tôi cũng không nhớ rõ nữa, chỉ biết hôm đó rất lạnh, trời đất đóng băng lại được, vốn dĩ dưới tình hình thời tiết như vậy tôi chắc chắn sẽ ở Hàng Châu như mèo lười trong nhà, hoặc là ngẫu hứng mà đi dòm cửa hàng một chút. Chứ tuyệt không bao giờ đi đâu xa cả, chẳng qua năm ấy là một ngoại lệ. Năm ấy tôi không thể không đi thăm mấy người thân trong họ, lặn lội một chuyến đi tới sơn thôn trong khu Trường Sa.
Đó là tổ thôn của chúng tôi, có tên Mạo Sa Tỉnh.
Thoạt nhìn bên ngoài thì thôn này hiện tại chẳng khác gì với một vùng nông thôn đổi mới, nhà nhà mọc lên thay thế các khu phòng ốc cũ, trang trí thêm vào đó là những mảnh sứ vỡ. Đi sâu vào bên trong một chút mới thấy được cảm giác của thôn xưa, dọc sườn núi vẫn có rất nhiều nhà đắp bùn vàng, chúng thực sự đã được xây từ rất rất lâu rồi. Ngày trước vào thời kỳ ít có điều kiện nghiên cứu thì nơi đây phần lớn vẫn có người sống, nhưng giờ một bóng cũng không còn, toàn khu biến thành một vùng bỏ hoang, nhà cửa cũng rất lụp xụp, nhìn qua tưởng là bất cứ lúc nào đều có thể đổ ập xuống được.
Chúng tôi đến thôn, chuyến này cũng không phải là tới để trò chuyện mừng năm mới, thực tế thì tôi từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ đếm số lần về đây không vượt quá một bàn tay, đặc biệt là sau khi lên đại học thì càng không muốn trở về. Trong phạm vi mười dặm quanh đây chẳng có lấy một cái gì, chỉ có vài cái tivi, tất nhiên là tôi chưa muốn bị ngu :D
Nhưng lúc này trở về, không chỉ có mình tôi mà ngay cả chú Hai, chú Ba và lão cha tôi cũng phải trở về.
Nhìn qua thì tưởng là trong thôn đang có đại sự gì đó, nhưng nguyên nhân thực tế lại khiến người ta khó nói lắm. Về chuyến này cơ bản là vì ở đây chuẩn bị xây đường cao tốc, lại chèn qua cả cái nghĩa địa cũ của thôn, cho nên phần mộ nhà tôi phải được di dời đi nơi khác, nếu không sẽ bị xe lu san phẳng mất.
Chuyện như này tôi thấy vô cùng bất đắc dĩ, các cụ lão thành trong thôn lại xem đó như đại sự, vì dời mộ giống như là đảo lại phong thủy, thêm nữa là quấy nhiễu tới tổ tiên, nói chung việc kia đại sự vô cùng. Lão cha tôi lại còn là con trai trưởng, chúng tôi cũng là chi giàu có nhất của Ngô gia trong cái thôn này, cho nên ba anh em của lão cha mới được triệu về để chủ trì đại cục. Kỳ thật cũng chính là để đi đầu trong việc vung tiền.
Lão cha tôi nổi tiếng dễ nói chuyện, thấy vậy liền đáp ứng, nói là tiện đây để tôi và mấy anh em con chú con bác nhận chủ quy tông (gặp mặt nhau). Vì vậy mới có chuyến đi lần này.
Ban đầu tôi cũng có chút mong chờ, cái chính là lúc này có nhiều người như vậy cùng trở về có thể sẽ hào hứng hơn trước. Vì rốt cuộc thì là đi vào trong núi, nếu có bên mình vài người bạn hẳn là sẽ vui hơn nhiều. Tôi nhớ rõ là ông bác họ còn có một khẩu súng săn cổ, nếu được đi săn thú thì cũng coi như là trò giải trí tương đối tốt.
Không ngờ là khi chú Hai vừa tới liền bị người ta bắt đi xem phong thủy, còn đối với chú Ba thì đây như địa bàn của chú, một năm cả chục lần đi đi về về, vì thế mà đặt chân xuống liền tìm người ngồi chơi mạt chược. Lão cha tôi bị mấy cụ trong họ túm đi bàn bạc này nọ, cha cũng biết tôi sẽ vì thế mà sinh ra suy nghĩ nên không bảo tôi chạy theo. Vậy là bọn họ ở trước từ đường nói chuyện, còn tôi bị thả một mình lang thang ở bên trong đó.
Từ đường (nhà thờ tổ) nhà tôi ở trong địa giới thôn cổ, đó là một gian phòng lớn, có điều nơi này khác với những tòa nhà cổ trong tivi ở chỗ, bên ngoài phòng cũng được trát một lớp bùn vàng, không phải kiểu tường trắng ngói đen, bước vào đầu tiên sẽ là một khoảng sân, chính giữa có một cái đình (dùng để nghỉ chân) nhìn qua như sân khấu kịch, ở ngay bên trong là là linh đường (hội trường để linh cữu). Nhưng mà khi bước lên nhìn trên nóc nhà sẽ thấy lấm tấm những lỗ hổng, trời mà trút mưa xuống hẳn sẽ không thể ngồi yên được. Bài vị tổ tiên được đặt ở cuối linh đường, trên vách tường có khoét rất nhiều động để làm am thờ phật, trong mỗi động lại đặt hai bài vị, đều là tên tuổi lão tổ tông trong nhà. Phía trước chính là bàn thờ, có điều là thay vì dùng nến thắp người ta lại dùng đèn điện ở đây.
Từ đường này cũng là do ông nội tôi bỏ vốn ra trùng tu lại, cho nên niên đại kia cũng xem như là lâu rồi, người của Ngô gia vốn dĩ cũng không phải quá giàu có gì, hơn nữa có điều kiện nhất chỉ có mỗi chi ở Hàng Châu. Vì thế mà so với từ đường này thì chuyện cũng làm cho qua. Tôi tìm quanh xem bài vị của ông nội, thấy kia cũng coi như đại bài vị, kỳ thật thì ông nội tôi là đi ở rể tại Hàng Châu. Không có điều kiện để được lên từ đường này, nhưng giờ đã lên rồi, tất nhiên là cũng vì ông nội tôi khi còn sống chắc đã mưu tính hết thôi.
Ở nơi như này thực chất rất là nhàm chán, hơn nữa trời cũng đang rét mướt, trong từ đường lại không một bóng người, tôi chịu không nổi bắt đầu chạy quanh sờ sờ mó mó. Đọc đôi câu đối, nhòm bia công đức, lúc này đột nhiên tôi liền phát hiện bên cạnh từ đường còn có một hành lang, chạy dài tới một cái cửa, dẫn ra ngoài chính là khu đất trống đằng sau từ đường, nơi đó có một gian nhà cỏ cũ kỹ.
Lúc ấy tôi không nghĩ được gì nhiều, chân cứ thế bước qua, cùng lúc trên khu đất trống có ánh mặt trời chiếu xuống, về một phương diện nào đấy lại làm căn nhà tranh kia nhìn càng thêm xưa cũ, cảm giác có gì đấy hấp dẫn lòng người.
Đi tới bên cạnh xem hình dạng khóa cửa, liền nhận ra quả nhiên là khóa từ thời nảo thời nào rồi, cửa sổ chính có hai lỗ thủng cực to, trên khung cửa sổ dán qua bằng những tờ báo không rõ có từ năm bao nhiêu nữa. Rõ ràng là nó vẫn có song cửa.
Tôi đang chán bằng chết nên có hé mắt nhòm vào bên trong một chút, thực sự là rất tối, nhưng có thể thấy trong có đầy những củi khô, hơn nữa còn cả đất bùn. Trên đống củi kia là lại thò ra một đầu quan tài rất lớn dính bê bết bùn khô.
BẠN ĐANG ĐỌC
Hạ Tuế Thiên ( Ngoại truyện Đạo Mộ Bút Ký )
Mystery / ThrillerNgoại truyện Đạo Mộ Bút Ký - Hạ tuế thiên ( tạm dịch: một năm sau ) Ngô Lão Cẩu có ba người con trai là Ngô Nhất Cùng, Ngô Nhị Bạch và Ngô Tam Tỉnh. Ngày trước Tết Âm lịch năm ấy, tại tổ thôn Mạo Sa Tỉnh, Trường Sa có một đại sự, là việc dời mộ tổ t...