A Cầm
Editor: An Nhiên
Beta: Tiêu
Làng mà Từ A Cầm ở tên gọi là Triệu Sơn Độ, cũng ở bên cạnh khe núi, có điều là đoạn sơn khê bên kia vô cùng rộng, cho nên trước từng có một bến đò ở đó, sau này bắc cầu rồi thì bến đò trở thành hoang phế, nhưng cái tên Triệu Sơn Độ vẫn được sử dụng tiếp. Cầu kia cũng tương đối cổ, trên cầu tất cả đều là phù điêu cá trắm đen, nghe nói là vật trấn yểm cho con suối này, có người nói đầu cầu còn có tượng rùa đá, sau này bị người ta trộm mất.
Tôi lái xe Kim Bôi một đường nghe chú Hai nói những chuyện ngày trước, giảng tới chuyên con rùa đá, tôi thấy mặt chú Ba hơi đổi sắc, liền hỏi có phải chú làm không :D . Chú Ba nói ngại quá, không có kịp làm, theo chú biết, có thể là lão đại của ông nội tôi ra tay. Nếu không phải thế thì ngược lại cũng qua tay ông, vì hồi chú còn bé từng được nhìn qua thứ tương tự như vậy ở nhà.
Ông bác không đi theo, con Kim Bôi nhỏ bé của tôi không chứa được nhiều người như vậy, chỉ có chú Hai, chú Ba tôi và thêm một thủ hạ của chú Ba nữa.
Triệu Sơn Độ cách đây cũng không xa, đứng ở cửa thôn ngẩng đầu trông là có thể thấy được tòa miếu ở thượng du trên sườn núi của Triệu Sơn Độ, có điều lái xe thì khác, đường núi tương đối nhỏ, rất chi là thử thách tay lái của tôi, tôi chỉ chạy với tốc độ 20 không hơn, tới bên kia thì trời cũng sang trưa.
Lúc này đã tới giờ hạ táng phần mộ tổ tiên, tôi vốn không muốn tham gia, nên tôi mượn cớ làm tài xế để chốn, ông bác họ bên kia thì nói bát tự (ngày tháng năm sinh) của tôi phải kiêng, cuối cùng chỉ có một mình lão cha tôi tham gia, cha tôi hôm nay khí sắc đã khá, cũng may là được nghỉ vài ngày, không có biết tới những chuyện xui xẻo kia.
Đến Triệu Sơn Độ, chúng tôi hỏi người, Từ A Cầm là lão nhân trăm tuổi, rất nổi danh, hỏi cái ra ngay, làng cũng không lớn, rất nhanh liền tới được nhà của ông ta.
Đó là một nhà gỗ có kết cấu vô cùng cũ nát, một nửa mái ngói đã không còn, dường như là phòng trên phòng dưới thông nhau, vào cửa thấy trong sân giăng thanh sắt phơi rất nhiều dưa muối, một lão già nhăn nheo núp ở cửa phơi nắng. Mặc một thân quần áo vải màu xanh nhạt, đội chiếc mũ nhung ngộ ngộ. Trên mặt đất còn có phơi một loại rau mà tôi không biết.
"Con mẹ nói, lão Nhị, ai bảo là ăn dưa muối đoản mệnh (chết sớm) chứ?". Chú Ba nói thầm.
"Gọi Nhị ca, không nên gọi anh là lão Nhị.". Chú Hai đáp.
Tôi nhịn cười, vừa bước theo bọn họ, lão nhân kia ngẩng đầu lên nhìn chúng tôi, rõ ràng là có chút kinh ngạc, khoảnh khắc ông ta ngẩng đầu tôi có trông thấy mặt ông, ngực liền lộp bộp một tiếng.
Tôi chưa từng thấy qua gương mặt nào già như vậy, cảm giác này không cách nào mà hình dung nổi, tôi đã gặp không ít những lão nhân, trăm tuổi cũng có, thế nhưng mặt của họ, tôi đều có thể tiếp thu được, nhưng gương mặt này, nó khiến tôi cảm giác có chút sợ hãi, già quá là già, già như vậy có phải chỉ mới một trăm tuổi không?
Chú Hai nói ra ý định tới đây, Từ A Cầm không có phản ứng gì, cũng không đứng lên, chỉ gật đầu, giật giật cặp môi không còn răng, dường như đang suy nghĩ, đợi hai phút sau ông cụ mới mở miệng (nói đúng kiểu giọng lão Trường Sa):" chuyện lâu như vậy rồi, lão không biết nhớ có nhớ rõ không nữa."
"Làm phiền cụ ngẫm lại." Chú Hai nói.
"Mầy mua cho lão mấy cân rau muối, lão sẽ nghĩ ra." Từ A Cầm chỉ chỉ mớ rưa muối treo trên thanh sắt.
Tôi, chú Hai và chú Ba đều sửng sốt, trong lòng tôi gào lên, đừng thấy người ta già cả, tư tưởng người ta vẫn minh mẫn lắm đấy. Chúng tôi nhìn nhau, chú Ba hỏi:
"Bao nhiêu tiền một cân?"
Chú Ba là đang nghĩ cách, chú nói đây có thể là một loại từ ngữ ám thị, kỳ thực ý là muốn tiền, đương nhiên giá cả không phải như vậy, mà sẽ đẩy lên rất cao. Đó cũng chính là một phương thức lừa đảo.
"Hai đồng một cân".
Chúng tôi lại nhìn nhau, cảm giác ông cụ này thực sự chỉ muốn bán rau muối, chú Ba tôi nói được, vậy mua ba cân, lại bảo tôi bỏ tiền ra.
Lòng tôi thầm nói con mịa nó sao lại là cháu, nhưng nghiêm chỉnh thì không nói thế, lại sờ trong túi một lúc, kết quả lấy được toàn một trăm, chỉ có năm đồng lẻ ra, theo phản xạ tự nhiên tôi nói:
"Năm đồng ba cân nhé."
Chú Ba đánh vào đầu tôi một chưởng, "con mợ nó, đây là lúc nào rồi mà mày còn tâm tư mặc cả chứ.". Lập tức nhanh tay rút tờ một trăm đưa ra, "kính cụ, tôi mua hết, cụ nhớ nhanh cho."
Từ A Cầm run lập cập nhận tiền, xong quay về phía mặt trời rọi xuống, nói:" chúng mầy vừa hỏi gì lão nhỉ?"
BẠN ĐANG ĐỌC
Hạ Tuế Thiên ( Ngoại truyện Đạo Mộ Bút Ký )
Bí ẩn / Giật gânNgoại truyện Đạo Mộ Bút Ký - Hạ tuế thiên ( tạm dịch: một năm sau ) Ngô Lão Cẩu có ba người con trai là Ngô Nhất Cùng, Ngô Nhị Bạch và Ngô Tam Tỉnh. Ngày trước Tết Âm lịch năm ấy, tại tổ thôn Mạo Sa Tỉnh, Trường Sa có một đại sự, là việc dời mộ tổ t...