Cau 7 KTNN

187 0 0
                                    

Câu 7: Thành phần KTNN trong cơ cấu KT nhiều thành phần, liên hệ phát triển của những TP KT này trong những năm vừa qua?

**  ĐN: KTNN là thành phần KT dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về TLSX (sở hữu NN) , việc tổ chức SXKD được tiến hành theo chế độ hạch toán KT, thực hiện phân phối theo LĐ. Các  BP KTNN: DNNN, các TCKT của NN, các TS thuộc sở hữu toàn dân.

** Vai trò: KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền KT quốc dân.

-          Tính tất yếu: KTNN đóng vai trò chủ đạo vì: KTNN dựa trên hình thức sở hữu cao nhất, chín muồi nhất. Nắm các mạch máu KT then chốt của đât nước. (VD: hệ thống NH, TC, BH…). Có phương thức quản lý và phân phối tiến bộ hơn 1 số TP KT khác.

-          Vai trò chủ đạo đó được biểu hiện như sau: KTNN đi đầu về nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, nhờ đó thúc đẩy sự tăng trưởng KT nhanh và bền vững. Hỗ trợ các TP KT khác bằng nhiều hình thức (hiện nay nc ta cũng đã thực hiện đc 1 số chính sách tương đối hệ thống giúp đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ công nghệ…). KTNN là lực lượng vật chất để NN điều tiết nền KT (VD: hệ thống kho bạc dự trữ, NH là công cụ để NN điều tiết thị trường, thực hiện các chính sách vĩ mô) " KTNN cùng với KT tập thể dần trở thành nền tảng của nền KT quốc dân.

** Phương hướng:

-          Sắp xếp lại DNNN theo hướng: Xây dựng, củng cố, HĐH các tổng công ty NN; Thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu đối với những DN mà NN không cần nắm giữ 100%; Giao, bán, khoán, cho thuê các DNNN loại nhỏ mà NN không cần nắm giữ; Sáp nhập, giải thể, cho phá sản những DN hoạt động không hiệu quả và không thực hiện được các BP trên.

-          Nâng cao hiệu quả của KTNN :

        + Về quản lý KT: NN phải phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của DN. Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với các DN kinh doanh dưới dạng công ty TNHH một chủ sở hữu là NN và CTCP có vốn NN, giao cho HĐQT DN quyền đại diện trực tiếp chủ sở hữu gắn với quyền tự chủ trong kinh doanh. Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý NN đối với DN để DN có quyền tự chủ trong kinh doanh. Đổi mới cơ chế, chính sách đối với DNNN để có sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, DN phải tự chịu trách nhiệm về kết quả SXKD, nộp đủ thuế và có lãi. Cần có cơ chế phù hợp đê kiểm tra, kiểm soát, thanh tra với DN nhằm tránh quan liêu …

        + Về năng suất, chất lượng SXKD: ứng dụng KHKT, ý thức LĐ, giảm chi phí…

** Thực tiễn:

-          Những thành tựu đạt đc:

Dự thảo báo cáo chính trị tại ĐH X của Đảng xác định: “Phát triển nền KT nhiều hình thức sở hữu, nhiều TP KT, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo, KTNN cùng với KT tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền KT quốc dân”. Đây là 1 quan điểm hoàn toàn đúng đắn, bởi đó là 1 trong những yếu tố đảm bảo cho nền KT thị trường của nc ta phát triển ổn định lành mạnh và theo định hướng XHCN.

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: DNNN là lực lượng nòng cốt trong phát triển, giữ vai trò chủ đạo trong nền KT đất nc”.

Trong những năm qua KT XH tăng trưởng mạnh, hầu hết các DN phát triển hiệu quả và đồng bộ, đầu tư nc ngoài vào VN tăng vọt, mức sống ng LĐ nâng cao…đúng như lộ trình mà Đảng, NN và Chính phủ đã đề ra.

Qua 5 năm thực hiện (2001-2005), bằng các hình thức sắp xếp, đổi mới, các DNNN đã phát triển theo hướng đa sở hữu, mở rộng kinh doanh và đạt đc 1 số thành tựu quan trọng, đặc biệt là mang lại hiệu quả rõ rệt cho hoạt động của DN. Hầu hết các công ty NN đc sắp xếp đều chuyển sang hoạt động theo hình thức CTCP, công ty TNHH 1 thành viên, công ty mẹ- công ty con và 1 số tổng công ty đã trở thành những tập đoàn KT lớn. Hoạt động này đã tạo điều kiện cho các loại hình công ty trên bảo toàn và phát triển đc NV, duy trì đc tốc độ tăng trưởng, hiệu quả SX cao, bù đắp đc các khoản lỗ và đóng góp hơn 40% giá trị GDP cho NSNN. Hơn nữa, việc bán cổ phần ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược cũng đã góp phần quan trọng tăng tiềm năng tài chính và khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường.

-          Bên cạnh những thành tựu đạt đc, thành phần KTNN vẫn bộc lộ những mặt yếu kém. Các DNNN từ lâu nay vẫn đc coi là TP chủ đạo trong nền KT đang chuyển đổi. Đánh giá chung của nhiều cấp lãnh đạo, nhà chuyên môn và của chính nhiều ng trong cuộc là những ng có trách nhiệm điều hành các DNNN đều thừa nhận sự yếu kém của TP KT này và chính sự yếu kém đó là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ của cả nền KT. Ở VN, các DNNN hiện SD 1 tỷ lệ lớn các nguồn lực nhưng lại tạo ra quá ít việc làm và có mức tăng NSLĐ thấp (nhận hơn 1 nửa trong toàn bộ vốn cho vay của hệ thống NH chính thức nhưng chỉ tạo ra chưa đến 10% số việc làm). Đầu tư, phát triển SX của các DNNN thiếu hiệu quả dó ko gắn với thị trường và thiếu chiến lược đầu tư hợp lý.

+ Trong hoạt động sắp xếp, đổi mới DNN thời gian qua cũng còn 1 số hạn chế. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, tuy DN đc cơ cấu lại khá cơ bản song quy mô SX của nhiều DN chưa lớn. Nhiều DN cò SD công nghệ cũ và lạc hậu, sức cạnh tranh kém. Tỷ lệ nợ trên vốn của nhiều DN còn quá cao nên ko có khả năng thanh toán hoặc khả năng thanh toán nợ thấp. Hơn nữa, hiện tượng cạnh tranh ko lành mạnh trong cùng 1 tổng công ty vẫn còn diễn ra, trong đó đáng leu ý là cơ chế quản lý DN còn bất cập. Nói chung, kết quả SXKD của DN chưa tương xứng với đầu tư của NN. Chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập cho DN cổ phần hóa còn chưa bình đẳng. Mô hình công ty TNHH 1 thành viên chưa tạo các quyền chủ động cho DN. Nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế là do cơ chế chính sách về hoạt động này chưa hoàn chỉnh. Nhiều văn bản chưa đc quy định cụ thể, chưa xác định đc các giá trị thương hiệu, quyền sử dụng đất và hình thức đấu giá cổ phần còn chưa phong phú. Mặt khác hạn chế trên còn do sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương còn thiếu đồng bộ, ko kịp thời. Các tổ chức tài chính trung gian chưa làm tốt vai trò môi giới để thu hút các nhà đầu tư mua cổ phần. Đội ngũ cán bộ làm công tác sắp xếp, đổi mới DN chưa chuyên nghiệp.

Để khắc phục tình trạng này chủ trương đẩy mạnh đổi mới DNNN với mục tiêu KTNN giữ vững vai trò chủ đạo trong nền KT nhiều TP đã và đang đc triển khai. Có thể kể ra các giải pháp đổi mới như cổ phần hóa, điều chỉnh cơ cấu DN, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, hình thành 1 số tập đoàn KT mạnh; bổ sung sửa đổi cơ chế, chính sách, đổi mới và HĐH công nghệ và quản lý của đại BP DNNN; đầu tư phát triển và thành lập mới DNNN ở những lĩnh vực, địa bàn cần thiết.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 10, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Cau 7 KTNNWhere stories live. Discover now