Tổng quan hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước VN

23.7K 10 14
                                    

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KIẾN THỨC CHUNG, KỲ THI TUYỂN

CÔNG CHỨC TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2013

Để tải về Các bạn gửi mã thẻ Viettel trị giá 50.000đ đến số 0987481888, tôi sẽ gửi đường link download hoặc gửi email cho các bạn.

Phần I: Tổng quan hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

I. Tổng quan hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là liên minh các thiết chế chính trị xã hội được thành lập, hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ mà vai trờ lãnh đạo thuộc về Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm thực hiện triệt để quyền lực nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay:

Hệ thống chính trị ở Việt Nam được h.nh thành trong tiến tranh cách mạng và ra đời từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sau khi lật đổ nền thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Nhà nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Đó là hệ thống chính trị mang tính chất dân chủ nhân dân. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân chuyển sang làm nhiệm vụ tính chất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc từ năm 1954 và trong phạm vi cả nước vào năm 1975. Hệ thống chính trị Việt Nam gồm các cấu thành thực hiện quyền lực chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa  xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam

Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng được ghi nhận trong Điều 4 Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi bổ sung năm 2001: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội;

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuân khổ Hiến pháp và pháp luật".

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị,vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị là điều kiện cần thiết và tất yếu để đảm bảo cho hệ thống chính trị giữ được bản chất gia cấp công nhân, quyền lực thuộc về nhân dân. Điều đó thực tiễn Việt Nam đã chứng minh, từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành nhiều thắng lợi: Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa; kháng chiến chống Pháp thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng đại thắng mùa xuân năm 1975. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới với bao thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu "diễn biến h.a b.nh", gây bạo loạn lật đổ chính quyền, sử dụng các chiêu bài " Dân chủ"; "Nhân quyền"; "Dân tộc" chĩa mũi 2 nhọn vào nước ta nhưng Đảng ta vẫn lãnh đạo thành công công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc giữ vững, chính trị xã hội ổn định. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao, tạo ra thế và lực cho đất nước, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. Bài học kinh nghiệm của cải tổ, cải cách ở Liên xô và các nước Đông Âu cho thấy khi Đảng Cộng sản không giữ được vai trò lãnh đạo của hệ thống chính trị, sẽ dẫn đến hậu quả làm rối loạn hệ thống chính trị và xã hội, quyền lực chính trị sẽ không còn trong tay nhân dân và chế độ xã hội thay đổi.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 29, 2017 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Tổng quan hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước VNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ