2

376 50 9
                                    


" Ba kể ngày xưa thời niên thiếu
Hai người nhập ngũ một người đi
Mưa đạn trút xuống bụi mịt mù
Người nằm lặng lẽ, hồn người đi

Tháng năm ấy, đất nước hòa bình
Để rồi " chúng ta " chỉ còn " ta "
Người đi mãi mãi không trở về
Ngoắc tay hứa hẹn cũng bằng không... "

Tôi ngồi bên cửa sổ ngân nga vài câu thơ, tận hưởng tiết trời thu đẹp đến ngỡ ngàng của Hà Nội tấp nập.

Đã 30 năm trôi qua rồi, ba mươi năm đất nước giành được độc lập. Ba mươi năm cho bao máu xương đã vùi xuống non sông này, ba mươi năm kết thúc giai đoạn đen tối nhất của cả dân tộc cũng đồng nghĩa với việc tròn ba mươi năm người đàn ông ấy mất đi người quan trọng nhất.

" Là bạn thân, là tri kỉ, tâm giao.
Là tất cả những gì chân thành thời son trẻ. "

Đã được học qua lịch sử và được nghe qua nhiều câu chuyện đau buồn về thời kì kinh hoàng ấy nhưng tôi biết. Hiện thực còn tàn khốc hơn gấp bội lần những dòng chữ được ghi chép lại trên sách vở.

Ông Hoàng chính là một minh chứng cho điều đó.

Ông không có gia đình, ngày ấy khi trở về sau chiến tranh bố ruột của bố tôi mất trước khi đi có gửi lại bố tôi cho ông Hoàng nhờ ông chăm sóc bố. Đến tận thời gian gần đây tôi mới biết ông Hoàng không phải ông nội ruột của tôi. Nhưng tôi thực sự đã coi ông như ông nội của mình.

Tôi thường xuyên gặp ông trong tình trạng ngồi ngẩn ngơ nhìn một tấm ảnh đã cũ. Người đàn ông đã quá tuổi thất tuần, tay chân cũng đã không còn vững nữa, tay ông run run và ánh mắt phủ một lớp sương mờ. Từ nơi khóe mắt đã hằn vết chân chim kia một thứ nước mặn chát trào ra.

Tôi đứng đó nhìn ông, nhìn rất lâu nhưng dường như ông chỉ để ý vào tấm ảnh trên tay. Tôi biết ông nhớ về người ấy. Bởi ông ít nói lắm, nhưng mỗi khi nói về thời đó thì ông lại hoạt bát hẳn, ông nói nhiều hơn, kể nhiều hơn.

Ông nói về những khó khăn trong ngày hành quân và cả trong những ngày chiến đấu dưới mưa bom bão đạn đầy gian khổ và..ông nói về ông ấy.

" Ông ơi, con mang cơm tới đây ạ. "

Tôi cầm trên tay chiếc cặp lồng bằng inox đã bị han gỉ vài chỗ chạy vào bên trong ngôi nhà cấp bốn khá cũ kĩ. Vào bên trong tôi thấy ông đang ngồi trên ghế đi-văng, ánh mắt thơ thẩn và trên tay ông vẫn còn cầm tấm ảnh quen thuộc mà tôi đã thấy bao lần.

Tôi đi tới đặt chiếc cặp lồng lên bàn, tháo nắp và lấy đồ bên trong ra.

" Ông ơi, ông ăn rồi ông kể cho con nghe chuyện hồi đó được không ạ? "

Ông vẫn ngồi đó, ánh mắt xa xăm như đang hồi tưởng về một thời đầy hoài niệm.

" Ông ơi, ông không ăn là ông Phúc buồn đấy ạ. "

Nghe tôi nói vậy, ánh mắt ông chợt dao động. Nhưng ông không nhìn tôi, ông nhìn xuống tấm ảnh trên tay, trong ảnh là người thanh niên với dáng người nhỏ, kèm theo nụ cười tươi rói đang dơ ngón cái.

Ông cầm lấy đôi đũa và bát cơm lên, đôi tay run run của ông gắp miếng rau, miếng cá bỏ vào bát. Ăn được vài miếng rồi lắc đầu.

" Mày nấu chán quá con ạ. Thế này thì làm sao mà lấy được chồng. "

Tôi bĩu môi.

" Không lấy chồng được thì con lấy vợ. "

Ông cười nhẹ, nụ cười không thể hiện rõ trên khuôn mặt khắc khổ nhưng dường như ông có điều gì đó đồng cảm với tôi.

Tôi nhìn tấm ảnh trên bàn, vì tấm ảnh khá mờ tôi cố cúi xuống nhìn cho rõ thì chợt bị cốc vào đầu một cái rõ kêu.

" Cầm lên mà xem, con gái con đứa. "

Nhận được sự đồng ý của ông tôi cười ngố rồi lấy tấm ảnh lên. Lúc này tôi mới thấy rõ được người ấy.

Dù cho tấm ảnh có bị mờ nhòe, cũ nát nhưng khuôn mặt người ấy hiện lên thật rõ, tôi thấy đôi mắt cười của người ấy, tôi thấy khuôn miệng người ấy cười thật điềm đạm, tôi thấy khuôn mặt người ấy hiền lành và còn chút gì đó thật ôn hòa. Còn người bên cạnh cao hơn ông cả một cái đầu kia chắc là ông tôi rồi. Chà!.. ông tôi hồi trẻ cũng bảnh quá đó chứ.

Tôi nghe vài người bạn của ông bảo hồi con trẻ ông hay cười lắm, trong mấy đứa chơi với nhau toàn ông tôi là bày trò phá làng phá xóm nhiều nhất, về cụ ông đánh đít suốt mà chẳng chừa. Thế mà ngày xưa ông ở cái tuổi của tôi lại được các bà tán nhiều, nghe kể hồi đó ông đẹp, đẹp lắm. Ông cao, dáng thư sinh và tuy khuôn mặt có hơi khó ở nhưng chung quy lại vẫn rất được lòng mọi người. Đó là hồi trẻ nhưng từ sau khi nhập ngũ, trải qua chiến tranh và hơn hết là mất đi người thương, ông hầu như chẳng cười nữa.

Ông đã sống như vậy hơn tám mươi năm cuộc đời với một tấm ảnh luôn đặt đầu giường và ngày nào cũng lấy ra nhìn nó thật lâu.

Tôi quay sang nhìn ông, đợi ông nuốt xong miếng cơm mới hỏi.

" Ông ơi, tên đầy đủ của ông Phúc là gì thế ạ? Con chưa thấy ông nhắc đến. "

Ông chép miệng.

" Ông ấy tên Lý Văn Phúc. "

Trong đầu tôi chợt " ồ " lên một tiếng. Đúng thật, đẹp từ tên đến người. Thảo nào ông tôi..

" Xong rồi. Có muốn nghe chuyện không? "

" Dạ có. Ông đợi con tí, con thu lại chỗ này đã. "

Nghe đến đây mắt tôi sáng rực. Tôi nhanh chóng thu dọn lại đồ rồi nhìn ông chăm chú. Ông nhìn ra phía cửa như hồi tưởng về một thời đã qua đầy hoài niệm. Khoảng thời gian dài mà có lẽ ông chẳng thể kể hết đã có bao nhiêu biến cố xảy ra.

" Hồi đó ... "

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 30, 2023 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Nửa Vời | Hyunlix | Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ