DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG HÓA
3.1 Những vấn đề chung
3.1.1 Các dạng dây chuyền tự động hóa
Dây chuyền:
Sản xuất một số lượng lớn sản phẩm giống nhau,
Cấu tạo từ một số máy gia công, nối với nhau bằng các cơ cấu vận chuyển và lưu giữ các chi tiết,
Nguyên liệu thô đưa đến ở đầu vào, qua một loạt các gia công tuần tự thành các sản phẩm ở đầu ra.
Vận chuyển: có thể bằng cơ cấu tự động hoặc bằng tay,
Gia công: có thể bằng các cơ cấu tự động hoặc bằng tay.
Mục đích của sản xuất theo dây chuyền:
Giảm chi phí nhân công.
Tăng năng suất.
Giảm tồn kho trong quá trình sản xuất (WIP).
Giảm khoảng cách di chuyển giữa các khâu gia công.
Chuyên môn hóa.
Tích hợp nhiều công đoạn.
Hai loại dây chuyền sản xuất theo bố trí mặt bằng:
Bố trí mặt bằng theo đường thẳng: gồm một số đoạn thẳng, có thể vuông góc với nhau, có thể thành hình chữ nhật
Sắp xếp theo vòng tròn: các máy đánh số theo chỉ số.
Dây chuyền tự động và dây chuyền lắp ráp bằng tay
Rất nhiều công đoạn lắp ráp phải làm bằng tay. Lý do???
3.1.2 Các phương pháp di chuyển
1. Liên tục
Cơ cấu di chuyển với tốc độ không đổi. Ví dụ máy đóng bao, đóng chai, ...
2. Gián đoạn hay đồng bộ
Chuyển động và dừng xen kẽ. Cùng di chuyển và cùng dừng ở đúng vị trí các máy.
3. Không đồng bộ
Chạy-nghỉ. Các chi tiết di chuyển độc lập với nhau từ máy nọ sang máy kia.
Mềm dẻo hơn hai loại trên. Tốc dộ không cao.
3.1.3 Bộ đệm
Không thể thiếu trong các dây chuyền
Hai lý do phải dùng bộ đệm:
1. Giảm ảnh hưởng do bị dừng máy ở một máy này đến máy khác, làm dây chuyền không bị dừng lại.
Trong cơ cấu di chuyển liên tục hay đồng bộ cả dây chuyền như một máy duy nhất.
Lý do dừng máy: công cụ hỏng, gãy; phải thay công cụ; chi tiết khuyết tật; trước các máy lắp ráp phải tích tụ đủ chi tiết; điều khiển bị trục trặc; phần cơ khí bị hỏng, ...