1

97 10 1
                                    

     Những con đường chật kín người, khắp nơi trang trí cờ và hoa, những tiếng hò reo hoan hỉ, người dân ca ngợi tung hô. Ngày hôm ấy, một vị vua mới lên ngôi. Năm ấy- năm 1802, triều đại Tây Sơn sụp đổ, Đại Nam lên ngôi vua.
     Đặc biệt hơn, vị vua ấy là một nữ nhân. Ở một xã hội nam quyền, một nữ nhân tự đoạt lấy ngai vàng, được vương và toàn bộ quần thần chấp nhận, tin tưởng thì nữ nhân ấy phải vượt trội đến nhường nào.
     Và có lẽ sự tin tưởng ấy đã đúng. Đất nữa An Nam dưới sự trị vì của nàng đã trở nên phồn vinh hơn bao giờ hết.Nền giáo dục phát triển, nạn đói biến mất, người người ấm no, hạnh phúc.
     Là một vị vua giỏi, Đại Nam tất nhiên đã có những vương tử kế. Nước Nam khi ấy có năm vị vương tử, được Đại Nam hết lòng nuôi dạy.
     Đại hoàng tử là Việt Minh, tính tình vốn hòa nhã mà thận trọng, tài trí hơn người. Trước giờ vẫn luôn đeo cho mình chiếc khăn voan đỏ thẫm che đi khuôn mặt, nên người biết được dung mạo thật của y cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có không ít người từng thắc mắc rằng, vì sao đại hoàng tử hòa nhã như vậy lại có thể một tay khắc chế những đứa em nghịch ngợm của mình mà chẳng cần nặng lời lấy một câu. Khi ấy thủ hạ của y  chỉ khẽ lắc đầu khuyên họ không nên nhiều chuyện rồi lảng sang chuyện khác.
     Quẻ Ly là nhị hoàng tử, tính tình cao ngạo toát lên phong thái của một vị vương tử. Nếu thấy ai đeo khăn vấn che đi đôi mắt, đó chính là nhị hoàng tử. Tuy vậy, nhan sắc của Quẻ Ly vẫn thuộc vào hàng tuyệt sắc giai nhân, khiến cho nữ nhân phải mê mẩn mà nam nhân cũng phải cảm thán không thôi. Lại thêm văn võ song toàn, nhị hoàng tử đây chính là mẫu người lý tưởng mà nao cô gái phải thầm thương trộm nhớ.
     Tam hoàng tử tên Việt Hòa. Sinh thời có dung mạo tuấn tú, tính cách lại sắc sảo khó  lường nên khó ai có thể qua mặt được Việt Hòa về độ xảo quyệt. Tuy là có thân phận vương tử cao quý, cuộc sống đầy đủ chẳng thiếu thứ gì, thế nhưng Việt Hòa lại có chấp niệm rất lớn với tiền bạc. Người góp ý cho những chính sách phát triển kinh tế là hắn, người phản đối chính sách bế quan tỏa cảng cũng là hắn. Nhìn vào tính cách đó của Việt Hòa, Đại Nam đã từng trêu rằng nếu hắn cứ như vậy không chừng sau này sẽ vì tiền mà bán nước cũng nên, hắn nghe vậy cũng chỉ lẳng lặng cười.
     Mặt Trận là hoàng tử thứ tư. Tính y thẳng thắn, bộc trực, chính nghĩa, thêm sinh thời dung mạo sáng sủa khôi ngô nên được mọi người trong cung quý mến. Tứ hoàng tử tuy tinh thông võ nghệ, nhưng lại có một niềm vui thích đặc biệt với súng đạn từ thưở bé. Vì thế gia nhân trong cung của y cũng không phải người thường, vẫn là để phòng trường hợp không mong muốn xảy ra với những loại súng mà vị vương tử trẻ tuổi đây sáng tạo ra.
     Việt Nam là vị hoàng tử nhỏ tuổi nhất hay chính là ngũ hoàng tử. Cậu có khuôn mặt khả ái, đáng yêu, lại thêm tính tình hòa đồng, năng động và luôn lạc quan nên luôn được mọi người xung quanh yêu quý. Việt Nam ít khi ở trong cung của mòn bởi phần lớn thời gian cậu ở cùng mẹ và các anh. Trẻ con là thế nhưng Việt Nam lại vô cùng hiểu chuyện, thông minh lanh lợi nhưng không bao giờ tự cao, đó chính là ngũ hoàng tử.
     Năm người năm tính cách, nhưng đều có một điểm chung là vô cùng yêu quý mẹ của mình. Trước giờ chưa từng có ý hỗn láo, càng không thể nảy sinh ý đồ tạo phản, đều là thuận theo ý nàng.
     Trừ cái ý nàng muốn thân thiết với Qing ra.
     Qing - Hoàng đế của xứ Trung Hoa, một kẻ nổi tiếng là tuyệt sắc giai nhân, sở hữu vẻ đẹp phi giới tính, đẹp đến nỗi những mỹ nhân đẹp nhất xứ Trung khi ấy cũng phải tự  cúi mình chào thua. Là kẻ chẳng mấy thân thiết gì với Tây Sơn, nhưng lại có tình cảm đặc biệt với Đại Nam- vị vua đương nhiệm của xứ An Nam. Chẳng biết y đã theo đuổi  nàng bao lâu, những giờ đây nàng và y đang ở một mối quan hệ thân thiết khó nói. Và mối quan hệ này đã không được các vị vương tử xứ An Nam chấp nhận.
     Tại sao lại không ? Mọi người nghĩ đó là một mối quan hệ độc hại kiểu một người lợi dụng một người yêu mù quáng ư ?
     Không. Thực ra mối quan hệ của họ rất tốt, nếu như không muốn nói là đẹp như truyện cổ tích. Tình yêu giữa hai vị hoàng đế này vốn rất nhẹ nhàng mà sâu đậm, vốn không trần tục mà trong sáng vô cùng.
     Bản thân Đại Nam cũng không phải người phụ nữ yếu đuối, cố chấp vào một tình yêu mù quáng, càng không phải là người mà kẻ khác có thể dễ dàng lợi dụng. Qing đương nhiên hiểu được điều đó, và chính y cũng không hề có ý định làm tổn thương người con gái ấy.
     Vậy lý do các vương tử không muốn họ đến với nhau là gì? Chả là trước đây Qing đã có hiềm khích không nhỏ với Tây Sơn, cũng từng là kẻ thù với Đại Nam, mãi sau này mới có thể làm hòa với nhau.
     Mặt khác,  họ biết rằng, Qing cũng đã từng nuôi ý định chiếm Đại Nam thành của riêng y. Hơn nữa, bản thân y cũng tồn tại một số vấn đề về mặt đạo đức nên giao mẫu hậu của mình cho y thì không yên tâm nó là chuyện bình thường.
     Việt Nam là em út, trước vì tuổi còn nhỏ, căn bản không hiểu gì về tình yêu nam nữ. Nhưng từ khi gặp thì lại không ưa vị nhị hoàng tử nhà Hoa Hạ là China kia nên cũng theo các anh không muốn kết thông gia với nơi đất Bắc.
     Chung quy lại, nếu thiết lập quan hệ ngoại giao thân thiết theo kiểu bằng hữu thì được.Nhưng nếu muốn kết thông gia thì thực sự phải suy xét.
     Phản đối là thế, cả năm người nào có ai dám thể hiện ra mặt, cốt là vì không muốn nàng vì thế lại buồn phiền. Nhưng thân là một người mẹ, Đại Nam cũng phần nào đoán được mấy đứa con của mình không ưa Qing lắm. Nhưng không sao, nàng nghĩ sau này vẫn còn hàn gắn được, không nên ép bọn nhỏ quá.
     Những suy nghĩ này tới từ những cách giáo dục đúng đắn và hiệu quả của Đại Nam. Vì là những người sẽ kế nhiệm nàng sau này, nàng luôn giáo dục những đứa con của mình theo hướng tốt nhất, thậm chí là tự mình giảng dạy các con, hướng dẫn chúng với mong muốn sau này những đứa con ấy sẽ giữ vững bờ cõi, bảo vệ giang sơn, giúp đất nước thái bình, vạn sự yên vui.
    

Cơ Hội [Countryhumans]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ