YÊN CHI TÚY
Một ngày thiên hôn địa ám thế này, nhớ đến y thực là đau khổ! Phận fangirl cứ như mều đi hoang tìm về nhà cũ, dù đi tới đâu, ăn gì, thích ai, cuối cùng lại tìm về với y. Nhớ y dưới ánh tà dương tịch mịch trong vườn Phong Tình chầm chậm ngâm liễu Chương Đài, nhớ cái cách y lần đầu động thủ giết người trước mặt Tử Mạch, Tịch Ảnh đao yêu dị mê mang. Rồi y tháo cái khăn màu xanh lợt trên cổ tay xuống, buộc vào cổ tay nàng, cái đồ đi đến đâu lưu tình đến đó!!! Rồi cảnh y và Tĩnh nói chuyện bên gốc phụng hoàng me sông đêm Vu Lan. Nay có một đam mỹ đoản thiên gợi nhớ Thính Tuyết Lâu, một môn chủ áo trắng có bóng dáng Tiêu Ức Tình, tuy không thể đem so sánh với nguyên bản của Nguyệt (bếu) đại tỷ, ta vẫn đem ra biên dịch và đặt ở đây để vui vầy cùng bằng hữu và con dân Bái Nguyệt giáo.
Nhìn cái tiêu đề, cũng là một thứ rượu đi. Nào thì cộng quân thử dạ tu trầm túy! ; 3;
.
nguyên tác: Hồng Cừ (红蕖)
thể loại: cổ trang đam mỹ, không chia công/thụ :”>, ôn nhu ấm áp, HE
biên dịch: Tần (dựa bóng QT ca ca)
tặng: Phi Thiên, vì một câu: “Ta vẫn luôn ý thức rõ khoảng cách giữa ảo tưởng và thực tế, nhưng chỉ riêng y, và chỉ duy nhất có y, là khiến ta tình nguyện mê muội” của chàng, cùng với tiểu tình nhân Phi Hoa Phi Vũ, Hàn Yên Thúy và Chi bảo bảo ~
♦
Đệ nhất thoại
Cao các khách cánh khứ
Tiểu viện hoa loạn phi
(Khách đi, lầu cao vắng
Vườn nhỏ rụng đầy hoa) *
.
Bốn phương tĩnh lặng, chỉ nghe trong gió tiếng lá trúc nhè nhẹ rơi rơi.
Thôi Đình áp miếng lụa trắng lên thân thương màu bạc, chậm rãi lau chùi, động tác tựa như đối đãi với thân thể của tình nhân, thập phần ôn nhu mà nhẫn nại. Ngân thương (thương bạc) toàn thân sáng loáng, phản chiếu đôi con ngươi đen thẫm thâm trầm. Hắn đem thương đưa ra xa một chút, hơi hơi nghiêng đầu kỹ càng ngắm nghía, cảm thấy vô cùng như ý.
Một trận gió thổi tới, lá trúc lả tả bay. Có phiến lá nương theo gió đáp xuống mũi ngân thương, trong tích tắc đứt thành hai nửa, lảo đảo rơi xuống triền suối nhỏ chảy men theo rừng trúc. Mặt nước bằng lặng chợt gợn sóng lăn tăn, bầy cá nhỏ giật mình lay động, quẫy đuôi rủ nhau trốn vào khe đá.
Thôi Đình thu thương lại, đàm đạm lên tiếng: “Hà Đại tiên sinh, có chuyện gì hãy ra đây nói đi.”
Cách đó bảy tám trượng, đám dây leo trong bóng râm khẽ động, ngoài cửa truyền vào một tiếng cười khe khẽ: “Thôi công tử nhĩ lực vẫn cứ tốt như thế, ta vốn tưởng đã thở nhẹ lắm.”
Tiếng vừa dứt, một trung niên nam tử không cao không thấp, không béo không gầy bước vào trong tiểu viện. Thân hình nhìn qua rất bình thường, gương mặt cũng không đặc sắc, toàn thân vận áo lụa nâu giản dị, không có lấy nửa điểm đặc biệt dị thường, giống như lẫn vào trong hàng trăm hàng chục những gã trung niên bình thản an nhàn ta vẫn gặp đâu đó trên đường phố.