"tránh đường......tránh đường....đi"Chàng thanh niên kéo cửa sổ xe, thò cái đầu hói trọc lóc của mình ra ngoài gương mặt cau có, cất tiếng la oan oan giữ đường thôn quê còn đang xây đắp dang dở.
Ngồi sau xe của chàng thanh niên là một người đàn ông trung niên tay cầm tờ báo mắt đeo kính lão, người nghiêm nghị khoác trên mình bộ đồ sĩ quan huy hiệu đính trên áo như ngầm nhiệm vụ thây chủ nhân thể hiện sự uy quyền.
Đôi mắt ông nhìn qua cửa sổ, nhìn những sạp hàng người người nô nức ồn ào buôn bán trong thâm tâm ông cảm thấy có vẻ hài lòng.
Mọi người hôm nay nô nức mở sạp bán buôn khu thôn Cẩm, từ cách đây vài năm đất đá khô cứng khó trồng bà con cách xa nhà nhau đi vài dặm mới thấy một hộ nhà dân ở, chăn nuôi gia súc thì le que vài nhà cũng chẳn mấy ai muốn theo nghề chẳn nuôi gia súc, người ta đều đã dời đi đến các xứ khác người thì đi biệt xứ vài năm người thì mãi cũng chẳn thấy về thôn, nghèo đói khó khăn mưu sinh là vậy đến trạm xá y tế thô sơ mục nát so với các bản làng thôn quê cũng phải đi đến thôn bên cạnh,bấy giờ nơi này như vùng đất chết.
Ấy vậy mà từ khi bác Từ về đến vùng đất chết này, một tay ông làm nên thôn Cẩm của ngày hôm nay.
Là sĩ quan cấp cao nhà nước ngoài nổi danh với những chiến tích và công trạng mang lại cho nước nhà, ông còn có một người vợ cũng không hề kém cạnh tài trí bà là một dân buôn bán nổi tiếng " Cẩm Thúy Hằng" hai vợ chồng nhà ông mỗi người một tài cán cùng nhau xây dựng cơ đồ và vun vén hạnh phúc gia đình và gia nghiệp hưng thịnh, tưởng chừng bức tranh hoàn hảo là vậy chẳn may một lần đi buôn xứ lạ, bà đã bị chặn đường thuyền bè đánh cướp đến này mất cũng tròn ba năm....
sau khi vợ mất ông đau khổ khốn cùng từ đó ông cũng thêm phụ gánh cơ nghiệp buôn bán. Đất cát điền sản nhà ông mọi người hay khách khí ví như " cò bay mà gãy cánh"
Ông Từ không biết cơ duyên gì hay sau sự ra đi đáng tiếc của người vợ, ông mang trong mình một tình thương khắc khoải điều đó đã thôi thúc ông mong muốn có một vùng do tự tay lấy tiền túi của mình mà đúc thúc người về cải tạo cả thôn lấy tên là Cẩm người vợ quá cố của ông.
Mọi người dân ở đây bắt đầu đua nhau về lại vùng đất chết này, có người về lại thôn Cẩm với tư cách là trở lại chốn quê nhà có người đến thôn Cẩm là dân xa xứ lạ đến kiếm kế sinh nhai mong được một mảnh đất làm ăn, dù là người ở đâu đã đến thôn Cẩm trong thâm tâm đều nể ông vô cùng tận.
" Tít....Tít....Tránh đường.....tránh đường cho Bác Từ"
Chất vật một hồi la hét oan oan, người chân tay luống cuống mở sạp cũng ngó tít đầu nhìn sang hướng xe có tên Từ ấy, dân tứ xứ ở đây không ai là không biết đến tên bác. Đi qua cánh rừng trồng cao su này sẽ thấy lấp lo căn biệt phủ trước cổng có để " Huỳnh Thanh Từ" tên hiệu trên mai một con rùa như vậy không phải để phô trương bản thân nhưng là sĩ quan cấp cao và là người có công xây dựng đất thôn Cẩm gọi là xứng danh.
Lấp ló lấp ló một bà cô lớn tuổi đứng nép mình sang một bên cổng lớn nón lá tre làm khuất nửa phần khuôn mặt người dì lớn tuổi bộ đồ bà ba nhăn nhúm chấp vá lưa thưa, tay phải cầm giỏ đệm đan mục nát tay trái đang vịnh vào vai cô bé gái nhỏ bên cạnh, đôi mắt to tròn xoe cô gái nhỏ đang nhìn chiếc xe sĩ quan đi đến hiếu kỳ vô cùng.
BẠN ĐANG ĐỌC
𝔑𝔤ậ𝔪
General FictionTruyện tiểu thuyết bách hợp Bối cảnh thời còn kháng chiến chống giặc Tư liệu của truyện không lấy từ thực tế Tất cả đã được phóng tác Các quý đọc giả chú ý.