Y thuc phap luat

28.2K 18 10
                                    

ý thức pháp luật.

I. Khái niệm và chức năng ý thức pháp luật.

1. Khái niệm:

ý thức pháp luật là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hoặc không công bằng, đúng đắn hoặc không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hoặc không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan , tổ chức.

2. Đặc điểm:

- Với tính cách là 1 hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội nhưng có tính độc lập tương đối. Thể hiện:

+ Nó thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Thực tế đã chứng minh: tồn tại xã hội cũ mất đi nhưng ý thức nói chung trong đó có ý thức pháp luật do nó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng trong 1 thời gian dài. Những tàn dư của quá khứ được giữ lại đặc biệt ngoan cố trong lĩnh vực tâm lý pháp luật, nơi mà các thói quen truyền thống đóng vai trò to lớn. Ví dụ: những biểu hiện tâm lý của pháp luật phong kiến như sự thờ ơ, phủ nhận đối với pháp luật vẫn phổ biến trong xã hội ta.

+ Trong những điều kiện nhất định, nhiều tư tưởng pháp luật, đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học có thể vượt lên trên sự phát triển tồn tại xã hội. Nếu là tư tưởng pháp luật của giai cấp cầm quyền thì nó sẽ có cơ hội thuận lợi thể hiện thành pháp luật và tạo ra những tiến bộ trong đời sống xã hội.

+ ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của 1 thời đại nào đó, song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định thuộc ý thức pháp luật của thời đại trước. Tất nhiên những yếu tố được kế thừa có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ.

+ ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, với ý thức chính trị, đạo đức, với các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng pháp lý như nhà nước và pháp luật.

Tùy thuộc vào ý thức pháp luật tiến bộ hoặc lạc hậu mà sự tác động của nó có thể là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các hiện tượng trên.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục pháp luật là phải biết phát huy mặt tích cực trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật và hạn chế tới mức thấp nhất những mặt tiêu cực của biểu hiện đó.

- ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp:

+ Thế giới quan pháp lý của 1 giai cấp nhất định được quy định bởi địa vị pháp lý của giai cấp đó trong xã hội.

+ Mỗi quốc gia chỉ có 1 hệ thống pháp luật nhưng tồn tại 1 số hệ thống ý thức pháp luật: có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, bị trị, của các tầng lớp trung gian.

+ Về nguyên tắc, ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh vào trong pháp luật. ý thức pháp luật của giai cấp bị trị mâu thuẫn với ý thức pháp luật của giai cấp thống trị trong xã hội.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 04, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Y thuc phap luatNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ