2.Vì sao nói quá độ lên CNXH và bỏ qua chế độ TBCN là tất yếu ở Việt Nam
1. Về lý luận
- Những lập luận về con đường đi lên CNXH bỏ qua một vài hình thái kinh tế xã hội đã được trình bày trong học thuyết Mác – Lênin chính là cơ sở lý luận để nhận thức về con đường phát triển của đất nước ta. Từ nghiên cứu lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, không phải quốc gia dân tộc nào cũng nhất thiết phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Do những điều kiện khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài chi phối mà một quốc gia dân tộc nào đó có thể bỏ qua một hình thái nào đó.
- Điều kiện quan trọng để thực hiện sự phát triển "rút ngắn" mà các nhà kinh điển đã chỉ ra đối với các nước tiền TBCN đi lên CNXH là: Phải có được tấm gương của một cuộc cách mạng vô sản đã thắng lợi; Có được sự giúp đỡ, ủng hộ tích cực của các nước tiên tiến và giai cấp vô sản các nước đó; Có một chính đảng vô sản đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo đất nước tiến lên CNXH.
- Với những điều kiện mà các nhà kinh điển đã chỉ ra như trên, xét trong tình hình của khung cảnh quốc tế hiện thời, nước ta hoàn toàn có đủ điều kiện và khả năng thực hiện một sự phát triển "rút ngắn" vì:
+ Thứ nhất, nếu như các kinh điển cho rằng, đối với các nước tiền tư bản chủ nghĩa cần phải có được tấm gương của một cuộc cách mạng vô sản đã thắng lợi để làm bài học hoặc hình mẫu cho việc rút ngắn con đường đi tới CNXH, thì đối với Việt Nam, cho đến hôm nay, các tấm gương cách mạng vô sản rất phong phú.
+ Thứ hai, nếu như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, cần phải có sự giúp đỡ tích cực của các nước tiên tiến và giai cấp vô sản các nước đó, các nước tiền TBCN mới có thể rút ngắn được con đường đi tới CNXH, thì ở Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng, Đảng và nhà nước ta, hơn bao giờ hết đã có kinh nghiệm và bản lĩnh trong việc thu hút sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của các nước phát triển cũng như giai cấp vô sản quốc tế để xây dựng đất nước theo định hướng XHCN.
+ Thứ ba, nếu như các nhà kinh điển luôn nhấn mạnh vai trò của Đảng của GCVS trong việc lãnh đạo cách mạng nói chung và trong việc thực hiện quá trình phát triển rút ngắn, thì ở Việt Nam, Đảng cộng sản Việt nam rõ ràng là một nhân tố có vai trò quyết định đối với việc đẩy mạnh sự phát triển của đất nước.
2. Về thực tiễn
- Quá độ lên CNXH là phù hợp với xu hướng nội tại của cách mạng Việt Nam. Cả dân tộc đã theo Đảng đấu tranh vì độc lập tự do hạnh phúc, nếu phát triển theo con đường TBCN không thể đảm bảo thành quả cách mạng và mục tiêu của cả dân tộc
Vì sao nói quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tất
yếu ở Việt Nam.Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Tại thời điểm đó, xã hội Việt Nam đã trải qua những cuộc thử nghiệm để lựa chọn con đường cứu nước. Hàng loạt phong trào đấu tranh diễn ra theo khuynh hướng phong kiến, khuynh hướng dân chủ tư sản song đều thất bại. Tìm một hướng đi mới, một hệ tư tưởng mới soi đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi đã trở thành yêu cầu bức thiết lúc bấy giờ. Con đường đấu tranh theo khuynh hướng vô sản, con đường đi lên CNXH là lựa chọn đúng đắn của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam giành lại được quyền làm chủ từ tay các thế lực xâm lược, cùng với sự giúp đỡ của các nước XHCN trước đây đã tạo được nhiều thành tựu có tính chất tiền đề về kinh tế kỹ thuật cho bước quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua trong điều kiện quốc tế không thuận lợi lại càng nói lên tính tất yếu và khả năng phát triển kinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta. Bằng một nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, chúng ta đã từng bước giải phóng sức sản xuất, phát huy các động lực, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn và cải thiện đời sống nhân dân. Bằng cách chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN và mở rộng kinh tế đối ngoại, nền kinh tế nước ta đã đạt được mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm. Điều đó chứng tỏ chúng ta có khả năng kế thừa kinh nghiệm thế giới, nhưng thực hiện theo định hướng XHCN và phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
- Phù hợp với xu thế của thời đại.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm cho CNXH từ lý luận trở thành hiện thực, đồng thời mở ra một thời đại mới – thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Vì thế, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại.