Điền Chính Quốc quê ở An Thành, Mộ Nam. Nhờ có học bổng học sinh ưu tú của chính phủ và sự hỗ trợ của quỹ khuyến học mà em và mẹ được cả thôn góp tiền đưa lên thành phố để Chính Quốc được học hành tử tế đàng hoàng, đến nơi đến chốn. Phải biết rằng cả thôn An Nam chỉ có hơn năm mươi hộ dân, đã vậy nhà Chính Quốc lại còn nghèo nhất, hai mẹ con không có lấy một cái nhà gạch kiên cố mà chỉ chui rúc trong bốn cọc gỗ được vải dù bao quanh.
Chuyến xe định mệnh sau hai tiếng đồng hồ đứng đợi ở bến đã lăn bánh, chứa đựng nhiều hoài bão và mơ ước, khát vọng và quyết tâm, tò mò cùng hứng khởi của đứa trẻ mới lớn cùng người mẹ cả đời lam lũ chịu khổ. Giờ đây Chính Quốc mang lòng biết ơn sâu sắc tới những bác hàng xóm đã cưu mang mẹ con em để tất cả bọn họ đều có hy vọng được đổi đời!
....
"Quốc ơi, tới ngày nhận lớp rồi, dậy đi con."
Hà Minh Như chuẩn bị bữa sáng ở khu bếp ẩm mốc còn đọng vài hạt sương sớm vương nơi sàn nhà với giọng gọi đứa con còn đang say giấc nơi tấm đệm cách đó có vài bước chân. Hai mẹ con may mắn tìm được phòng trọ nhỏ nơi trong hẻm Xuân Ngà, cách trường học của Chính Quốc tầm mười lăm phút nếu di chuyển bằng xe bus..
Điền Chính Quốc vươn mình trở người, khẽ vặn lưng sau một đêm nằm trên tấm đệm quá mềm và có chút ẩm ướt. Em chớp chớp mắt nhìn mẹ đem tô bánh canh hành đặt lên bàn ăn oặt oẹo rung lắc, tưởng như nó có thể rơi rớt ra bất cứ lúc nào. Cuộc sống ở quê của hai mẹ con không có bàn ghế hay bếp gas nồi điện gì, tất cả mọi sinh hoạt đều diễn ra trên mặt phẳng được lót rơm cùng chiếu cói cũ kỹ còn mẹ sẽ ra trước bãi để nấu củi, Chính Quốc muốn học bài sẽ phải học từ sớm vì học tối trong nhà không có điện, hôm nào mẹ qua nhà hàng xóm sạc pin cho đèn đội đầu thì em sẽ được học lâu thêm một chút. Sau này lúc trong thôn được bắt điện em cũng không dám dùng nhiều, mẹ sẽ không có tiền trả phí. Hai mẹ con cứ vậy nương tựa nhau mà chống chọi ngày qua ngày, giờ đây lên thành phố có đệm có bếp, có bàn có ghế, có đèn đường cạnh cửa sổ chiếu rọi vào phòng, vậy là quá đủ rồi...
"Con dậy rồi ạ, mẹ chờ con một lát."
Quốc nhi lồm cồm bò dậy gấp chăn, lục trong túi vải được tuýp kem sắp hết và bàn chải đánh răng đã hơi toe lông một ít. Em lấy nửa ly nước sôi mẹ vừa nấu hòa cùng ca nước lạnh trong nhà vệ sinh rồi đem ra hè đánh răng rửa mặt. Chính Quốc mặc áo được quyên góp nên có quá khổ so với cơ thể nhỏ nhắn ốm yếu, cổ áo rộng toạc tới lệch xuống vai, lộ cả cơ thể gầy gò cùng mạn sườn không có gì ngoài xương, Chính Quốc có lẽ bị suy dinh dưỡng rồi...
"Vô* ăn mau* đi con, tới sớm một tí để mần* quen với mọi người." Mẹ Điền lấy trong balo cũ một bọc vải to, trong đó có hai bộ áo quần mới tinh tươm để Chính Quốc mặc cho bằng bạn bằng bè, là hai cái áo sơ mi trắng cùng hai cái quần tây màu đen, thêm đôi giày thể thao đế bệt rẻ tiền.
Tô bánh canh hành chỉ có vài ba sợi bột mì được bác Nụ hàng xóm biếu rồi xắt thêm hành lá vào chứ không có gì hơn. Tuy nhiên, Chính Quốc lại cảm thấy chừng đó là đủ, em vẫn còn có mẹ, có cơm ăn áo mặt, có cuộc sống sung túc khá giả hơn rất rất nhiều người.
"Con ăn xong rồi, thưa mẹ con đi học."
Chính Quốc ra khỏi nhà, sải bước theo biển hiệu hai bên đường mà đến bến đợi chuyến xe tới trường trung học phổ thông chuyên Xuân Uy, là trường trung học phổ thông tốt nhất cả nước. Chính Quốc vui cực kì, em cảm thấy rất rất mong chờ được đi học, hơn hết là..
"Không biết có được gặp lại anh ấy không nhỉ?"
...
"Chắc anh sẽ không nhớ mình đâu..."
...
"Chắc không đâu nhỉ..?"
...
"Anh không nhớ mình chắc mình sẽ buồn lắm..."
...
"Thôi không biết đâu, khéo khi anh ra trường rồi còn nên!"
Chính Quốc ngồi trên xe mà thở dài thườn thượt, lúc suy nghĩ vừa đứt gãy làm đôi thì em thấy có bà cụ lên xe, nhìn tuổi tác thì chắc cũng đã hơn chín mươi, ăn mặc cũng giản dị lắm.
"Bà ơi, bà ngồi chỗ con nè." Chính Quốc chủ động mở lời
Bà lão nheo mắt tìm nơi phát ra tiếng nói, nhưng mà cậu bé nhỏ đứng sau lưng bà đã tiến tới và đỡ bà ngồi xuống chỗ của mình còn tươi thiệt tươi cho bà trái quýt duy nhất trong cặp.
"Cảm ơn cháu ngoan nhé, bà xin."
Kim Diệu Hi nhét quả quýt vào túi áo, định bụng đem cho thằng cháu trời đánh tự dưng dở chứng đòi chuyển ra ở riêng! Tuổi phản nghịch cũng qua lâu rồi? Chẳng hiểu sao tự dưng kì nào cũng đội sổ khối, ở lại lớp mười mãi không nhích lên nổi bước nào!
Ông cụ nhà bà tuy thương cháu nhưng cũng tức run người, mỗi lần thấy mặt đích tôn là luôn mồm mắng "đồ quỷ lông bông", cạy mồm mãi cũng không chịu nhả chữ nào! Được cái con motor nó quý bị mẹ nó xích ở gara nhà chính chứ không thì khéo khi mặt mũi nó ra sao cũng không ai nhớ mà mở cửa cho vào!
Chính Quốc đứng bên cạnh nhìn mi tâm bà cứ nhắn rồi lại hết, hết cười lại tới cắn môi, xong lại tới mân mê quả quýt? Bộ...
"Bà ơi bà khó chịu chỗ nào ạ?" Chính Quốc hỏi
Kim Diệu Hi vẫn đang cố phác họa trong đầu chân dung quý tử nhà họ Kim nhưng chẳng hiểu sao khuôn mặt bé ngoan lúc nãy lại hiện lên bên cạnh cháu bà, lạ cái là hài hòa đẹp đôi không tưởng...
Thôi chết rồi, lần này cháu bà bà sẽ ép nghe lời bằng thôi!
Thái Hanh à, con chết với bà, bà tìm được người trị con rồi đây.
_________
Fic được lấy bối cảnh giả tưởng thông qua trí tưởng tượng của mình nên sẽ có hiện tượng trộn lẫn văn hóa đời thực (nghĩa là mỗi nơi mình sẽ chắp một ít để em fic này được đẹp đẽ mãn nhãn nhất có thể). Trong đây quê hương của Hanh Quốc có hai miền Nam Bắc, Hanh ở trung tâm miền Bắc còn em Quốc ở một xã nghèo thuộc phía Bắc miền Nam. Do đó, ngôn ngữ địa phương xuất hiện là điều không thể tránh khỏi, và thứ từ ngữ đó sẽ là từ địa phương miền Trung đời thực, cũng coi như là truyền bá nét đẹp ngôn từ địa phương 🩷
Góc giải nghĩa từ địa phương có trong chap:
• vô: có nghĩa là vào
• mau: lẹ, nhanh chóng
• mần: làm
ví dụ: mi đi vô mau, sắp trễ học rồi! => mày đi vào nhanh, sắp trễ học rồi.
• mần ci ni ci tê cho tau cấy => làm cái này cái kia cho tao cái.chúc quý bạn và các vị đọc vui vẻ và mong là das có thể giúp các bạn hiểu hơn về tiếng miền trung nha (*ゝω・*)
BẠN ĐANG ĐỌC
[taekook] Đông sang xuân vừa đến.
Fanfictionđông lạnh vừa sang kéo gió xuân ấm nồng...