Câu 1: Trình bày đối tượng, nhiệm vụ của tư tưởng HCM:
Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do; về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn của hệ thống quan điểm lý luận cách mạng Hồ Chí Minh; về mối liên hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư
tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đối tượng, bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu làm rõ:
- Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong
hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Vai trò nền tảng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và giá trị tư tưởng của Người trong kho tàng tư tưởng, lý luận cách
mạng thế giới của thời đại.
Câu 2: Trình bày những điều kiện lịch sử - xã hội VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
*) Xã hội VN
- Xã hội VN thế kỷ XIX cho đến khi trước khi Pháp xâm lược vẫn là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn triều đình nhà Nguyễn đã thi hành một chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động. Điều đó đã làm cho nước ta vốn đã lạc hậu càng lạc hậu hơn.
- Năm 1858, Pháp chính thức xâm lược VN, triều đình nhà Nguyễn thối nát bạc nhược dưới sức ép của nhân dân đã kháng cự một cách yếu ớt dần dần từng bước thỏa hiệp, nhượng bộ và cuối cùng là cam chịu đầu hàng, đẩy nhân dân ta vào cảnh cực kỳ khó khăn, một cổ hai tròng (phong kiến và thực dân).
- Trước tình cảnh đó, có hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp mọi nơi theo nhiều xu hướng khác nhau nhưng cuối cùng đều bị thất bại (Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,…). Con đường cách mạng Việt Nam lâm vào cảnh bế tắc về đường lối, chưa có lối thoát.
- Chính lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện. Vượt lên trên những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời, Người đã đến được với CN Mác-Lênin và con đường cứu nước đúng đắn
*) Quê hương và gia đình.
- Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân, chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách về chính trị, xã hội của mình. Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách sâu sắc tư tưởng thương dân của người cha. Sau này gặp trào lưu tư tưởng mới của thời đại đã được nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của Người “lấy dân làm gốc”.