Câu 2: TTHCM về vấn đề dân tộc

1.2K 1 2
                                    

Câu 2: Hãy trình bày những quan điểm cơ bản của TTHCM về vấn đề dân tộc. Đảng ta đã vận dụng TTHCM về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay như thế nào?

1. Nội dung TTHCM về vấn đề dân tộc

            a) Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm

- Đã gọi là 1 dân tộc thì trước hết phải khẳng định được quyền độc lập. Nếu ko thể khẳng định được quyền này hoặc nếu để bị xâm phạm mất quyền độc lập thì chưa thể gọi là 1 dân tộc.

- Độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, độc lập trong sự thống nhất gắn với hòa bình. Tuy nhiên theo HCM, độc lập phải gắn liền với tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. “Nếu nước độc lập mà người dân ko được hưởng hạnh phúc, tư do thì độc lập ấy chẳng có nghĩa lý gì”. “Độc lập tự do là quý báu quý giá vô ngần”. Một nền độc lập thật sự có giá trị khi mang lại quyền lợi cụ thể, thiết yếu nhất cho nhân dân.

- Niềm ước vọng cao nhất của người là: “Tôi chỉ có 1 ham muốn tột bật là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”

Theo người: “Tất cả các dân tộc trên TG sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

- “Cái tôi cần nhất trên đời là nước tôi được độc lập, đồng bào tôi được tự do”. Người say mê nghiên cứu tuyên ngôn của Mỹ và Pháp về quyền sống, quyền tự do của con người.

- Năm 1919 người gửi đến hội nghị Versaille bản yêu sách gồm 8 điểm đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân VN.

- Trong chánh cương vắn tắt Người xác định mục tiêu cơ bản là đánh đổ ĐQ giành độc lập.

- Năm 1941-1945 Người luôn khẳng định ý chí giành độc lập “Dù cho phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”, nền độc lập đầy đủ, chân chính đã được thể hiện tỏng “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945

- Từ năm 1946-1949 thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập, Người ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, khẳng định chân lý của thời đại “thà hy sinh tất cả chứ ko chịu mất nước, ko chịu làm nô lệ”

- Khi Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống ĐQ Mỹ xâm lược “Ko có gì quý hơn độc lập tự do”

            b) CN yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất nước

- HCM khẳng định: ở 1 nước thuộc địa, CN dân tộc là 1 động lực lớn, vĩ đại cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

- Các giai cấp vẫn có sự tương đồng lớn, bởi dù là địa chủ hay nông dân vẫn bị bóc lột, chèn ép và có chung số phận là nô lệ.

- Người đánh giá cao sức mạnh truyền thống dân tộc và sức mạnh của nhân dân. Sức mạnh ấy vẫn còn nguyên giá trị, sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc chân chính.

- Sẽ ko làm được gì cho người An Nam nếu như ko dựa vào động lực vĩ đại này.

            c) Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, CN yêu nước với CN quốc tế

- Dân tộc và giai cấp: HCM từ CN yêu nước đến với CN M-L đã nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và giai cấp. HCM nêu, các nước thuộc địa phương Đông ko phải làm ngay CM vô sản mà trước hết phải giành được độc lập dân tộc. Có độc lập dân tộc rồi mới bàn đến CM XHCN. HCM thấy rõ mqh giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp của giai cấp vô sản. “Cả 2 cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của CM TG”

- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH: Năm 1930 trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, HCM xác định con đường của CM VN là phải trải qua 2 giai đoạn “Tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XHCS”

Năm 1960, HCM xác định “chỉ có CNXH, CNCS mới có thể giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên TG khỏi ách nô lệ”. TTHCM về sự gắn bó giữa độc lập dân tộc và CNXH vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại CM vô sản, vừa phản ánh mqh khắng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với các mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

- CN yêu nước gắn với CN quốc tế: HCM quan niệm độc lập của dân tộc mình quý giá thì độc lập của dân tộc khác cũng quý giá. HCM ko chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho tất cả các dân tộc bị áp bức. HCM nêu cao tinh thần tự quyết của dân tộc, song ko quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình trong việc giúp đỡ các ĐCS ở 1 số nước ĐNÁ, ủng hộ nhân dân TQ chống Nhật, ủng hộ Lào, Campuchia chống Pháp, “giúp bạn là tự giúp mình”, bằng thắng lợi của CM mỗi nước đóng góp vào thắng lợi chung của CM TG.

2. Vận dụng TTHCM về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay

            a) Khơi dậy sức mạnh của CN yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

            Trong quá trình đổi mới, ĐCSVN đã xác định rõ nguồn lực và phát huy nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, nguồn lực con người cả thể chất và tinh thần là quan trọng nhất. Cần khơi dậy truyền thống yêu nước của con người VN, biến thành động lực để chiến thắng kẻ thù, hôm nay xây dựng và phát triển kinh tế.

            b) Quán triệt TTHCM, nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp.

            Khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, của ĐCS, kết hợp vấn đề dân tộc và giai cấp đưa CM VN từ giải phóng dân tộc lên CNXH. Đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trong nền tảng liên minh công - nông và tầng lớp tri thức do Đảng lãnh đạo. Trong đấu tranh giành chính quyền phải sử dụng bạo lực của quần chúng CM chống bạo lực phản CM. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH

            c) Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mqh giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc VN

            Văn kiện đại hội IX nêu: vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CM. Lịch sử ghi nhận công lao của các dân tộc miền núi đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược. HCM nói: đồng bào miền núi đã có những công trạng vẻ vang và oanh liệt, cần phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc sao cho đạt mục tiêu: nhân dân ấm no hơn, mạnh khỏe hơn, văn hóa sẽ cao hơn, giao thông thuận tiện hơn, bản làng vui tươi hơn, quốc phòng vững vàng hơn.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 03, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 2: TTHCM về vấn đề dân tộcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ