Câu 1: Phân tích lý thuyết của Taylor trong lý thuyết quản trị cổ điển
Taylor(1856- 1915) là cha đẻ của lý thuyết quản lý theo khoa học. Ông cùng với đồng sự đã mở ra 1”kỷ nguyên vàng” trong quản lý của Mỹ. Phưong pháp quản lý này sau đó được áp dụng rộng rãi ở Anh và nhiều nước khác.
Trường phái quản trị cổ điển thiên về ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để hoàn thiện tổ chức lao động trong các lĩnh vực đó. Chú ý tới cách thức thực hiện công việc và nghiên cứu các điều kiện vật chất chủ yếu để người lao động để hoàn thành công việc hiệu quả nhất.
Lý thuyết của Taylor “ phương pháp quản trị theo khoa học”. Ông là 1 trong những người đầu tiên phát hiện ra những hạn chế của việc quản lý lao động trong thời đại ông, Cụ thể những hạn chế là việc quản lý theo kiểu “ trại lính”, người lao động làm việc theo kiểu “ thử, sai, sửa”. quản lý người lao động theo kiểu cưỡng bức, làm việc trên 12h/ngày. Người lao động là nô lệ làm việc, người quản lý chỉ giao việc, còn làm như thế nào thì họ không chỉ ra cho người lao động, nếu người lao động làm sai thì tự tìm cách sửa chữa. Hậu quả là nslđ thấp, lãng phí nguyên vật liệu, chi phí lớn, sản phẩm nghèo nàn. Điều này không có lợi cho người lao động và cả cho giới tư bản, xã hội.
Tay lor đã nghiên cứu và tìm ra các biện pháp khắc phục. 3 Nguyên tắc của lý thuyết:
Nhà quản trị phải nghiên cứu, xây dựng phương pháp khoa học để thực hiện các công việc trong dn.
Tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động phù hợp theo từng vị trí để thực hiện được phương pháp khoa học đã đề ra.
Áp dụng các biện pháp kích thích vật chất để kích thích ngừoi lao động làm việc tạo ra sản phẩm.
Taylor đã đề ra các biện pháp cụ thể để áp dụng lý thuyết. đó là:
Biện pháp nghiên cứu các tổng thể, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện các công việc của dn. Từ đó phân nhỏ quá trình thành các giai đoạn khác nhau, trong từng giai đoạn chỉ ra các thao tác cơ bản mà ngừoi lao động đã thực hiện, chia nhỏ thao tác thành động tác. Có thể sử dụng quay phim, chụp ảnh người lao động trong quá trình làm việc để phát hiện ra những thao tác không phù hợp, tiến hành loại bỏ.
Biện pháp về tuyển chọn, đào tạo, bố trí và sử dụng đội ngũ lao động.
Nghiên cứu về kích thích vật chất, Taylor là người đầu tiên đề xuất trả công theo sản phẩm.
Lý thuyết của Taylor “mở ra kỷ nguyên vàng” trong quản lý, nâng cao nslđ, sản phẩm hàng hóa đa dạng, chi phí sản xuất giảm, chuyển từ bóc lột thặng dư tuyệt đối sang bóc lột thặng dư tương đối.
Hạn chế của học thuyết Taylor: coi con người như máy móc, tính nhân văn trong quản trị không được đề cao, mối quan hệ giữa nhà quản trị và người lao động không gần.
Câu 2: Trường phái quản trị hành chính(tổ chức). ứng dụng thuyết quản trị hành chính của Faylol
Khác với trường phái quản trị cổ điển, quản trị hành chính có đối tượng là quá trình thực hiện các công việc. không nghiên cứu vào các công việc cụ thể mà nghiên cứu gián tiếp qua cơ cấu bộ máy tổ chức gồm: số cấp quản lý, các bộ phận chức năng của tổ chức…