ĐỀ RA: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn KHoa Điềm

18.2K 26 5
                                    

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo  phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

----------------------------------

Lưu ý: Rất dễ ra Tốt Nghiệp 2013

 

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH

 I. MỞ BÀI

Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận rất riêng về Đất Nước, bởi thế Đất Nước, Tổ quốc hiện lên muôn màu muôn vẻ. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hững về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần. Vẻ đẹp ấy được hiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo  phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

II. THÂN BÀI

1. Khái quát trước khi phân tích: Đất nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca. Ở bài thơ này, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng, tươi đẹp. Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ đầu hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.

2. Câu thơ mở đầu được viết theo thể câu khẳng định “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi. Với cách vào đầu rất tự nhiên ấy, nhà thơ khẳng định: Đất Nước đã có từ rất lâu, có trước khi ta sinh ra vì thế khi ta lớn lên thì ta đã thấy Đất Nước. Bốn chữ cuối của câu thơ vang lên đầy tự hào “Đất Nước đã có rồi”. Đó là lời khẳng định chắc nịch về sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 08, 2013 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

ĐỀ RA: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn KHoa ĐiềmNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ