"Thằng cha này nó còn bí ẩn hơn cả trùm cuối truyện Conan nữa -_-"
Thiếm này năm 2016 mới được vào game Touken Ranbu nên chỉ có ảnh của ông trong hình dạng kiếm thật thôi, cơ mà nó xấu hoắc nên tui không có cho vào :3
Ookanehira Kanehira là một thanh kiếm cổ của Nhật Bản. Nó được coi là quốc bảo và hiện đang được lưu trữ ở bảo tàng Quốc gia Tokyo :v ( Uguisumaru ở bên bảo tàng Sannomaru cơ :v )
Thông tin cơ bản ở hình dạng kiếm:
-Chiều dài: 89,2 cm
-Độ cong: 3,5 cm
Ở hình dáng con người:
- Tên đầy đủ: Ookanehira Kanehira
-Cha đẻ: Bizen Kanehira ( chủ cũ là Shintarou Mitsumasa )
- Trường phái: Kobizen
- Năm sinh: 987 ( cũng người già nốt =3= )
- Giới tính: Nam ( tui không rõ tạo hình của ảnh năm sau dư lào cơ mà dài cong thế kia chắc ít ra phải lòi seme chút xíu :3 )
- Chiều cao trong game: Không rõ, nhưng nếu tính theo Trà thì là 1m93 gì đó ÓAÒ
-Sở thích: vẫn còn là một điều bí ẩn :3
Có thể thích chém giết vì thời thơ ấu của anh đã gặp phải một thời gian khủng hoảng tinh thần trầm trọng =3=
-Không thích: chịu luôn -_-
-Tính cách: Nếu theo quan niệm chủ nào tớ nấy thì thằng cha này có thể rất nham hiểm và biến thái =3= Đồng thời với hoa văn vẹo vọ thì nghi ngờ sẽ có tính cách vẹo vọ nốt ( như trường hợp của Midare cơ mà chắc không đến nỗi làm trap đâu :3 )
-Biệt tài: Không rõ
Tên của anh là Ookanehira đơn giản vì anh là một trong số các thanh kiếm đầu tiên mà Kanehira rèn ra, Ookanehira có thể hiểu là Kanehira lớn :v
Anh cũng là một thanh kiếm dài và dày bất thường so với các tachi khác :v
Hay đúng hơn, anh là một Oodachi :v
" Cụ hàng có 80 cm thui đó :v Ngắn hơn cả Trà :3 "
(Trà thực biết nhìn chồng hàng cong dài mới chịu giữ khư khư a :3
Tất cả vì một tương lai " sung sướng" :3 )
___________________________________________________________________________
Đây là profile của anh nhà được dịch từ bản tiếng Nhật
Ookanehira:
Quốc Bảo
Tachi (Thái Đao - kiếm dài)
Trên có khắc chữ: Bizen no Kuni Kanehira Saku (Tác phẩm của/ được làm bởi Kanehira, tỉnh Bizen)
Danh vật: Ookanehira
Bảo tàng Quốc gia Tokyo
Dài: 89.23 cm (2-shaku 9-sun 4-bu 5-rin: 2 thước 9 tấc 4 phân 5 li)
Cong: 3.48 cm (1-sun 1-bu 5-rin: 1 tấc 1 phân 5 li)
Ookanehira - rèn bởi Kanehira phái Kobizen, được ghi chép lại trong "Kyoho Meibutsu-cho" (Kyouhou Meibutsu-chou: viết năm 1714, là một danh sách những danh kiếm trong lịch sử, được biên soạn bởi chủ nhân đời thứ 13 nhà Honami - Honami Mitsutada dựa theo yêu cầu của Tokugawa Yoshimune - Shogun thứ 8 của Mạc phủ Tokugawa).
Kanehira, cùng với Sukehira và Takahira thường được người đời nhắc đến với tên gọi "Bizen no Sanpira" (3 Hira của Bizen).
Trong "Kyoho Meibutsu-cho", tuy viết rằng "Thanh kiếm này được đặt tên theo chính kích thước chiều dài của nó" nhưng thực tế nhà Honami chưa từng có một ai được tận mắt nhìn thấy thanh kiếm này.
Lãnh chúa vùng Okayama, tỉnh Bizen: theo như nhà Ikeda truyền lại, Ikeda Terumasa có mang theo một thanh bội kiếm bên mình để làm trang sức cho bộ áo giáp vào đầu năm mới. Vào năm Showa thứ 42, nhà nước đã mua lại thanh kiếm từ nhà Ikeda với giá 65 triệu yên. Sau đó thanh kiếm này được đưa vào danh sách Quốc bảo và được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Tokyo.
Ikeda Mitsumasa (con trai của Ikeda Terumasa) lên làm lãnh chúa khi chỉ mới có 3 tuổi. Vì vậy nên Ikeda Tadakatsu - chú của Ikeda Mitsumasa trở thành người giám hộ và là người trực tiếp đứng ra giải quyết công việc, quản gia Hioki Buzen là người quản lý. (Cần lưu ý là Mạc phủ cũng đã cử Katou Kai no Kami đến để giám sát.) Có một ngày, Buzen bị gọi đến trước Tadakatsu và Kai no Kami và bị buộc tội lạm dụng công quỹ để tư lợi cho riêng mình. Sau khi tự biện minh và giải oan cho bản thân, ông đồng thời cũng biết được lý do cho lời buộc tội đó là bởi khi Tadakatsu-dono yêu cầu được sử dụng thanh "Ookanehira", ông đã không đồng ý. Nhưng ông có lý do cho lời từ chối ấy. Luật lệ trong cung quy định chỉ những người đã làm lễ Thành nhân (tròn 20 tuổi) mới được sử dụng kiếm còn trước đó là không được phép, vì khi đó Tadakatsu vẫn chưa tròn 20 nên ông không thể đồng ý được.
2 tháng sau khi Tadakatsu mất, Mitsumasa trở lại làm lãnh chúa của Okayama, lúc này ông khoảng 24 tuổi. Tuy có hơi muộn nhưng đây chính là giai đoạn đánh dấu thời kỳ được trọng dụng của thanh Ookanehira tại nhà Ikeda.
Tuy nhiên, khác với con trai Bingo no Kami của mình, Mitsumasa luôn quan niệm rằng dù thanh Ookanehira có lợi hại như thế nào thì cũng phải run sợ trước hàng trăm thanh kiếm của kẻ địch, thân là một daimyo (lãnh chúa) mà chỉ phụ thuộc vào duy nhất một thanh kiếm thôi thì thực sự rất đáng thương hại.
Trong Meibutsu-cho có viết:
「 Matsudaira-dono
Nhà Ikeda, Bizen (Ikeda Tsugumasa)
Ookanehira
Có khắc chữ
Chiều dài 2 thước 9 tấc 4 phân
Vô giá
Có 2 rãnh ở cả 2 mặt
Được đặt tên theo độ dài của kiếm. 」
Ookanehira được đánh giá là tác phẩm hoàn hảo nhất trong các tác phẩm của Kanehira, là một đại tác "Kenzen Muhi" (Kiện Toàn Vô Bì: hoàn hảo đến mức không gì có thể sánh được). Với chiều dài gần 90cm, cong hơn 3.3cm, là một thanh Odachi (Đại Thái Đao) không mang khuyết điểm. Cái tên Ookanehira của kiếm cũng được bắt nguồn từ lý do này. Ngày nay, trong giới đao kiếm (Touken-kai) thanh Tachi này là một trong những thanh được đánh giá cao nhất.
Ghi danh trong 2 cuốn "Kyoho Meibutsu-cho" và "Kozan Oshigata" (Kouzan-oshigata: 1967, viết bởi Honami Kozan).
- Dài 2 thước 9 tấc 4 phân 5 li (89.23cm)
- Cong 1 tấc 1 phân 5 li (3.48cm)
- Kiểu dáng: Shinogi-zukuri (là kiểu dáng phổ biến nhất cho Tachi/Katana và Wakizashi loại dài, hay còn gọi o-wakizashi), Koshi-zori (phần cong của kiếm nằm gần chuôi kiếm), Funbari (nhỏ dần theo chiều từ chuôi kiếm đến mũi kiếm)
- Kissaki (mũi kiếm): Ikubi-kissaki (kiểu mũi kiếm ngắn, độ rộng và độ dài gần như bằng nhau, phổ biến cho Tachi vào thế kỷ 13)
- Kitae (rèn): Ko-itame Hada (hoa văn trên mặt kiếm có hình giống vân gỗ nhỏ), Ji-nie (những hạt sáng trên mặt kiếm), Chikei (đường cong ngắn, mảnh màu xám xuất hiện trên mặt kiếm), Ashi (đường kẻ ngắn kéo dài từ Nie hoặc Nioi), Nioi (những hạt sáng giống Nie nhưng dày hơn và sẫm màu hơn), Ko-nie (hạt sáng nhỏ trên lưỡi kiếm).
- Boshi (đường giữa lưỡi kiếm và mặt kiếm ở trên phần mũi kiếm): Midare-komi Boshi (không đồng đều), hồi lại một chút ở cuối, trở thành Nijuba (lưỡi kiếm kép)
- Horimono (điêu khắc, chạm trổ trên mặt kiếm): có 2 Bohi (đường rãnh) trên cả 2 mặt kiếm.
- Nakago (chuôi kiếm): Kuri-jiri (phần cuối của chuôi kiếm có dạng cong tròn)
- Yasurime (một tập hợp hoa văn ở chuôi kiếm): Kattei-sagari (những đường kẻ ngang đứng liền nhau ở chuôi kiếm, nghiêng từ trái xuống phải theo chiều kiếm đứng, lưỡi hướng sang trái)
- Mekugi-ana (lỗ tròn ở chuôi kiếm): số lượng 2
Gần đây, vào năm 2009, thanh kiếm này đã được trưng bày tại buổi triển lãm 「Art of the Samurai」 được tổ chức tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, Newyork, Mỹ. Trong số các đao kiếm, áo giáp của Nhật được trưng bày tại đây, thanh Ookanehira này được biết đến như là một kiệt tác, một tác phẩm đỉnh cao trong làng kiếm Nhật, cùng với hình dáng tráng lệ, hùng vĩ của mình dù ở nước ngoài vẫn được đánh giá cao.
Ngoài ra, trong buổi triển lãm này còn trưng bày một số danh kiếm khác như Atsushi Toushirou, Nakigitsune, Heshikiri Hasebe,...
![](https://img.wattpad.com/cover/50874417-288-k581290.jpg)
BẠN ĐANG ĐỌC
Đợi anh thêm một ngàn hai trăm mười chín năm nữa ( Ookanehira x Uguisumaru )
FanfictionTên: Đợi anh thêm một ngàn hai trăm mười chín năm nữa Thể loại: fanfiction, SA, OE, hường ngược đủ cả :v Rating: 12+ Couple: Ookanehira x Uguisumaru (trong game Touken Ranbu của Nhật) Tác giả: TakikoS a.k.a Nguyễn Phương Thiên Truyện có yếu tố tình...