Hóa Thân - Kafka - Tranlamhp8

1.9K 5 0
                                    

Tiểu thuyết kể về một anh chàng tên là Xamxa, một ngày thức giậy anh ta bị biến



thành một con bọ hung. Và cuộc sống của anh ta biển đổi hoàn toàn từ đó. Anh ta



trở thành một kẻ bị ruồng bỏ , ban đầu là ông chủ cuả anh ta, sau đó là những người



quen, và rồi đến lượt chính gia đình - những người thân yêu mà anh ta đã yêu thương



và chăm lo hết lòng cũng ruồng bỏ anh... Một con người đang là chỗ dựa cho một gia



đình giờ trở thành một kẻ vô dụng và xa lạ trong chính gia đình ấy...Đó là một sự thật



phi lí.  Rồi phi lí hơn bản thân anh ta cũng dần cảm thấy xa lạ với chính con người



mình...và anh ta đã chết trong sự thờ ơ của tất cả xung quanh. Và đau đớn thực sự



nằm bên trong sự thờ ơ ấy, đó là một niềm vui, một sự giải thoát  cho gia đình anh ta...



Cái chết của một người thân mang lại hạnh phúc cho gia đình... Khi anh ta không



còn giá trị đối với những người xung quanh, Khi anh ta trở nên khác biệt, anh ta



phải chết. Đó là quy luật...Truyện nghe bi đát thật. ......những lúc buồn bạn



hãy nghĩ đến anh chàng Xamxa này để thấy mình vẫn còn hạnh phúc lắm lắm  ...(ít



nhất thì yên tâm là không bị biến thành bọ hung )  Bởi vì bạn



không hoàn toàn cô đơn, bên bạn còn rất nhiều người,



Có đôi khi bạn thấy mình lạc lõng và xa lạ... Đó là quy luật của cuộc sống .......



Quên để ngàn đời nhớ



Quên - bị quên - bị quên lãng. Có thể, do tính cách, do hoàn cảnh, công việc của mỗi



người. Nhưng cũng có thể, đó là trò chơi của định mệnh và số phận.



Bị quên



1. Nhà văn Kafka, trong tiểu thuyết “Hóa thân” đã viết về anh chàng Samsa một



ngày kia bỗng nhiên bị biến thành một con bọ. Nếu trước kia, anh là một người lao



động chính của gia đình, kiếm tiền lo cho bố mẹ và các em, thì nay anh lại biến



thành một con bọ mà không chút thắc mắc vì sao mình bị biến thành bọ. Con bọ đó



chỉ bị hóa thân nhưng suy nghĩ như người, vẫn tham gia vào việc của gia đình, thậm



chí lao ra khen cô em gái chơi đàn hay làm cho cô em bẽ bàng với khách, liền bỏ đi.



Con bọ Samsa bị bố ném một cái vỏ vào thân chỉ vì không nhớ rằng mình đang là



một con bọ. Và một ngày kia, Samsa chết điềm nhiên, trong căn phòng giờ bị biến



thành nhà kho, trong sự quên lãng của gia đình, chết mà vẫn còn tràn đầy tình yêu



thương trong tim. Sự quên lãng của Samsa cũng như những gì phi lý mà Kafka mang



lại như những cái chết, những lời buộc tội chịu hình phạt, thậm chí chết bị con dao



chọc ngoáy vào tim như một con chó mà chưa biết mình mắc tội gì...



Kafka lúc cuối đời, có di chúc lại cho một người bạn phải xóa đốt hết các tác phẩm



của ông đi. Tại sao vậy? Tại sao lại đốt để tất cả thành tro bụi, để tiệt hết những gì



ông đã viết? Đọc những dòng nhật ký, mới thấy ông là một người cô độc. Một người



cả ngày nói không quá 20 từ với gia đình.



Một sự tuyệt vọng đến hoang vu trong ông. “Tôi là một người lầm lì, ít nói, trốn vào



bản ngã, không thích giao thiệp với đời và bất mãn... Tôi sống trong gia đình, giữa



những người thân yêu nhất, thế mà tôi vẫn cảm thấy còn xa lạ hơn là một kẻ xa



lạ. Đối với mẹ tôi, trong những năm gần đây, tôi không nói trên hai mươi tiếng mỗi



ngày; với cha tôi, tôi chỉ chào hỏi đôi lời thôi. Đối với mấy đứa em tôi, tôi không hề



nói chuyện với chúng. Lý do rất giản dị: tôi chẳng có gì để nói”.



Thờ ơ cũng là một cấp độ tội ác



- Kafka chỉ cần kể theo lối thông thường (theo trật tự thời gian, một giọng kể,



xen thoại của nhân vật), ngôn ngữ giản dị mà vẫn đạt được sự kết hợp đó.



Ở đây, tôi chỉ khảo sát một số tác phẩm của Kafka gồm: 2 tiểu thuyết “Hóa thân”,



“Vụ án” và một số truyện ngắn.



+ Về sự đầy đặn và nhất quán của mạch cảm xúc trong tác phẩm của Kafka, đó



là sự sinh động, tỉ mỉ trong miêu tả những điều cần miêu tả; xây dựng nhân vật



kỹ lưỡng; sự tiết chế tối đa cảm xúc tác giả; cái hài hước đen dàn trải. Những tác



phẩm lớn của Kafka thường có xương sống xuyên suốt thế này:



* Thiết kế một tai bay vạ gió bất ngờ sụp xuống nhân vật (bị hóa bọ, bị kết án,



phải đến trước cửa pháp luật)



* Kakfa chậm rãi để nhân vật nỗ lực phản kháng, tìm kiếm (Samsa cưỡng lại việc



tinh thần mình dần bị bọ hóa, K. tìm mọi cách để hóa giải Vụ án, người nông dân



kiên trì dò hỏi, hối lộ, chất vấn trước cửa pháp luật)



* Nhân vật tha hóa, bế tắc dần (Samsa dần cư xử như con bọ và bị chết sau khi



bị bố đả thương, K. cuối cùng chán nản bảo bọn đao phủ giết quách mình cho



xong, người nông dân đến lúc già nua được người gác cửa già nua tiết lộ cánh cửa



pháp luật được làm ra riêng cho bác ta).



+ Về sự biến tấu trong tác phẩm của Kafka, có thể thấy hệ thống tác phẩm của



Kafka là một sự biến tấu lớn lao trong văn học, trong mỗi tác phẩm lại có những



nét biến tấu diễn biến của một kiến trúc sư lớn. Đó là sự mô tả chi tiết và tinh



tế việc Samsa trong “Hóa thân” biến đổi tâm trạng và hành vi theo hình dạng và



cuộc sống của con bọ to lớn như người, phản ứng tương đương của những người



biết đến Samsa trước và sau khi hóa thành bọ; như thể họ phải đối mặt với một



thế giới mới hàng ngày và đó là chủ đề của câu chuyện chứ sự hóa thân không



đơn thuần là vài nét phác sớm được chấp nhận và để phục vụ cho sự kiện khác



như trong nhiều câu chuyện có sự hóa thân (Người đẹp và quái thú, Tây Du Ký,



Hoàng tử ếch, Sọ dừa, Tấm Cám…). Đó là K. trong “Vụ án” đeo đuổi Vụ án của



mình với những diễn biến kỳ lạ. Đó là những lắp ghép các yếu tố thực với nhau



theo cách phi lí nhưng triển khai sự phi lí ấy theo logic của chính nó (người sống



trong thân xác bọ; tòa án ẩn trên tầng 5 một khu nhà tập thể nhộm nhoạm đủ



các hạng người; những nhân viên công vụ, những phụ tá bỗng dưng xuất hiện,



đeo bám, quấy rầy, tự tiện với kiểu lịch sự khó hiểu nửa như giám sát, nửa như



phục vụ, giúp đỡ…).



+ Qua một số truyện ngắn của Kafka (Lời tuyên án, Trại lao cải, Vô địch nhịn



ăn, Mười một người con trai, Hang ổ, Người cưỡi xô, Một thầy thuốc nông thôn,



Chó sói và người Ảrập…) cũng có thể thấy tương tự địa hạt tiểu thuyết (rất tiếc



là tôi chưa được đọc cuốn “Nước Mỹ”), Kakfa xây dựng nhiều nhân vật khác nhau



nhưng thường có:



* Những thế giới quan, nhiệm vụ, đức tin, đam mê kỳ quặc



* Bị kết án



* Bị ruồng bỏ



* Nằm trong một guồng máy khổng lồ, bí hiểm, thậm chí là nhân viên của nó mà



không mấy biết về nó



* Tha hóa, đồng lõa với sự hành quyết



* Sự xa lạ của những người có cùng huyết thống



* Bị lạc



* Con đường (dù tưởng như ngay “Làng bên”) không bao giờ tới được



* Nỗ lực giải quyết vấn đề



* Nỗ lực dần bị bẻ gẫy



Tất nhiên, bên cạnh đó có thể còn nhiều nội dung khác nhưng văn chương Kakfa



nổi bật lên việc khảo sát sự Không (Thể/Muốn) Kết Nối (hoặc bị xua đuổi hoặc



chẳng có cản trở gì rõ rệt hoặc chủ ý đắm vào một thế giới riêng hoặc không ai



hiểu cho) và Không Thể Đi Xa. Kafka (vô thức hoặc có ý thức) khai thác tỉ mỉ



hiện sinh của nhiều cá nhân trong những hoàn cảnh, thân phận khác nhau nhưng



đều liên quan đến những tính chất này. Nội lực biến tấu mới mẻ, lớn lao này



trong mạch cảm xúc của dòng chảy văn học thế giới đã khiến Kafka trở thành tác



giả quan trọng hàng đầu.



- Mạch biến tấu của một tác giả nằm trong từng tác phẩm và nằm trong cả hệ



thống tác phẩm.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 20, 2013 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Hóa Thân - Kafka - Tranlamhp8Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ