tap1 on

205 0 0
                                    

Những bài học của 7 Tổng giám đốc thành công nhất nước Mỹ (JEFFRET A. KRAMES)

Mục lục:

Phần 1: Điều gì giúp họ trở nên nổi tiếng

Chương 1: 7 vị tổng giám đốc kiệt xuất và những đặc điểm riêng của họ

Phần 2: Xác định chiến lược của các nhà lãnh đạo kiệt xuất

Chương 2: Coi khách hàng là trọng tâm trong mô hình kinh doanh

Michael Dell: Nghệ thuật phục vụ khách hàng

Chương 3: Tạo lập một tổ chức học hỏi đích thực

Jack Welch: Áp dụng học tập vào thực tế

Chương 4: Chú trọng vào giải pháp

Lou Gerstner: Một IBM hoạt động vì khách hàng

Chương 5: Chuẩn bị cho một cuộc cải biến lớn lao

Andy Grove: Những thời điểm bước ngoặt chiến lược

Chương 6: Khai thác tiềm năng trí tuệ của tất cả nhân viên

Bill Gates: Tạo lập một tổ chức dựa trên nền tảng kiến thức.

Chương 7: Tạo dựngnền văn hóa doanh nghiệp dựa trên hiệu quả công việc

Herb Kelleher: Nền văn hóa công ty gắn bó kiểu gia đình

Chương 8: Học hỏi đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn trung thành với quan điểm riêng

Sam Walton: Tầm nhìn đã tạo nên công ty lớn nhất thế giới như thế nào?

Lược thuật nội dung từng chương.

Chương 1: 7 vị Tổng giám đốc kiệt xuất và những đặc điểm riêng của họ

Các TGĐ đã được lựa chọn như thế nào? Tìm kiếm những tố chất lãnh đạo:

- Những TGĐ giỏi thường xuất phát từ quan điểm thị trường và truyền đạt cách tiếp cận "từ ngoài vào trong"; tức là: luôn xuất phát từ nhu cầu thị truờng, lấy khách hàng làm trọng tâm để định hướng sản phẩm, sau đó quay trở lại thiết lập cơ chế tổ chức nhằm tập trung thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Chúng ta đã kinh doanh theo lối "từ trong ra ngoài" hàng trăm năm nay nhưng chính khách hàng mới là người quyết định số phận công ty. Chỉ có một ông chủ duy nhất, đó chính là khách hàng.

- Nhiều TGĐ kiệt xuất có khả năng chuyển tải lòng nhiệt huyết, khuấy động nhiệt tình hăng say cống hiến vì công việc, vì công ty và sự nghiệp của bản thân. "Không nên lấy một khái niệm trừu tượng là lợi nhuận để làm mục đích trong quan hệ của anh với khách hàng cũng như công chúng. Thay vào đó cần tập trung hơn nữa vào công việc phục vụ khách hàng bên trong cũng như bên ngoài, sao cho khách hàng hài lòng và quay lại với công ty; đó chính là chìa khóa đưa đến khả năng sinh lợi ..."

- Họ luôn hiểu rõ vai trò quan trọng của văn hóa, đồng thời cũng nhận thức đầy đủ về những khó khăn phải đương đầu khi muốn tạo một thay đổi có ý nghĩa về văn hóa công ty. Văn hóa công ty là mấu chốt để duy trì bản sắc của một công ty. Nội dung của văn hóa công ty rất rộng, thí dụ: tạo ra môi truờng trong đó mọi người đều có khát vọng cống hiến vì mục đích chung, luôn làm việc một cách hứng thú, vui vẻ, tránh gây thù chuốc oán, luôn đồng tâm hiệp lực, luôn nhắm đến các mục tiêu và hiệu quả cụ thể, hãy lằng nghe ý kiến mọi người và chia sẻ lợi nhuận với họ khiến họ trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, thậm chí như một thành viên trong gia đình...

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Aug 16, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

tap1 onNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ