Câu 1: phân tích văn hóa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, động lực phát triển.
Trả lời
* Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội là vì:
- Văn hoá phản ánh và thể hiện sống động mọi mặt cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. Trải qua quá trình lịch sử đã tạo nen một hệ thống giá trị và lối sống thể hiện và khẳng định bản sắc riêng của mỗi dân tộc (ví dụ hệ giá trị chủ yếu và lớn nhất của dân tộc Việt Nam là: chủ nghĩa yêu nước).
- Các giá trị văn hoá đã tạo nên nền tảng tinh thần của mỗi dân tộc, trở thành tiêu chí định hướng cho hoạt động của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trong sinh hoạt hàng ngày (ví dụ: sự chung thuỷ trong tình cảm là một giá trị quan trọng của con người Việt nam).
* Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển
- Trong lịch sử, sự phát triển của các quốc gia, dân tộc chịu sự tác động của nhiều yếu tố nhưng yếu tố căn bản nhất vẫn là nguồn lực nội sinh, nguồn lực bên trong. Nguồn lực bên trong của mỗi quốc gia chính là văn hoá, là những giá trị vật chất và tinh thần mà dân tộc đó tạo lập nên qua chiều dài lịch sử.
-Trong thời đại ngày nay nguồn lực quan trọng nhất để bảo đảm sự phát triển mạnh mẽ và bền vững nhất là mỗi dân tộc là con người. Đó là những con người được đào tạo, giáo dục một cách toàn diện với lý tưởng sống đúng đắn, có tri thức, có năng lực, có sức khoẻ… Những con người như vậy là kết quả là sản phẩm của những tác động mang tính văn hoá cao.
* Văn hoá là một mục tiêu của sự phát triển
- Trong lịch sử không phải sự phát triển nào cũng vì văn hoá và hướng tới văn hoá, hướng tới con người. Thậm chí nhiều khi vì mục tiêu kinh tế người ta đã hi sinh văn hoá (ví dụ CNTB thời tích luỹ nguyên thuỷ "Cừu ăn thịt người", hay Trung Quốc thời kỳ mới cải cách: Mèo đen hay mèo trắng…)
-Mục tiêu lâu dài của sự phát triển của chúng ta là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" thực chất là mục tiêu văn hoá.
-Mục tiêu văn hoá bao giờ cũng là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đề ra. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1991-2000 xác định. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường.
-Mục tiêu văn hoá phải được thể hiện và thực hiện bằng những chủ tương, biện pháp giàu tính nhân văn, mang tính văn hoá: không thể đạt tới mục tiêu văn hoá nếu biện pháp và cách tiến hành phản văn hoá, phi nhân văn (ví dụ làm thủy điện - di dân).
* Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có con người XHCN.
-Trong các nguồn lực phát triển hiện nay của nhân loại, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định.
- Sự phát triển của con người là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của các quốc gia (chỉ số HDI)