cụ tứ

110 0 0
                                    

- Bà cụ Tứ là nhân vật khá đặc biệt trong tác phẩm Vợ nhặt. Thành công của Kim Lân là xây dựng một nhân vật sống với tâm trạng là chính.

Cần lưu ý: đề yêu cầu phân tích tâm trạng nhân vật chứ không phải phân tích nhân vật. Nếu phân tích nhân vật đơn thuần, người viết chú ý tới diện mạo, ngôn ngữ, hành động, tính cách… của nhân vật, thì phân tích tâm trạng nhân vật lại tập trung vào diễn biến đời sống bên trong của nhân vật.

Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ (mẹ Tràng)

- Lúc đầu bà cụ không ngờ con mình lấy vợ nên không hiểu người đàn bà ở trong nhà mình là ai vì bà cụ nghĩ tình cảnh con mình khó lấy được vợ, nhất là giữa nạn đói khủng khiếp này.

- Nhưng khi biết con mình “nhặt” được vợ thì lòng bà mẹ nghèo khổ hiểu ra: buồn, lo, tùi cực, ai oán, xót thương …

- Càng nghĩ càng thương con mình, thương cả con dâu “dù sao người ta chịu lấy con mình thì cũng đáng quí”

Cảm nhận tấm lòng người mẹ quê nghèo trước hạnh phúc bất ngờ của con trai bà.

- Bà Tứ tự trách mình: làm mẹ đã không lo nỗi vợ cho con, nay nó có vợ thì cũng mừng, bà thấy có trách nhiệm với hai vợ chồng mới.

- Bà cụ cố nén nỗi buồn, nỗi lo động viên con tin ở sự sống và tương lai.

- Những hành động của bà: dọn dẹp nhà cửa, động viên vợ chồng mới bằng những chuyện vui, chuyện tương lai sáng sủa “… tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”

Hướng dẫn:

Truyện ngắn Vợ nhặt được Kim Lân sáng tác sau Cách mạng tháng Tám, nhưng bối cảnh của tác phẩm là nạn đói khủng khiếp năm một chín bốn lăm.

Đặt câu chuyện trong bóng tối của thời sự đói khát và chết chóc ấy, nhà văn đã thể hiện cảm động tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và niềm khao khát hạnh phúc của những người nghèo khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả phát hiện và tập trung xây dựng thành công ở nhân vật bà cụ Tứ, mẹ của anh Tràng, người đã “nhặt” vợ.

Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ thương con như muôn ngàn người mẹ Viện Nam khác. Nhưng người mẹ ấy được đặt trong một tình cảnh hết sức éo le. Đó là việc Tràng, con trai của bà, giữa lúc nạn đói hoành hành lại lấy vợ. Nhưng dường như chính nghịch cảnh này càng làm nổi rõ ánh sáng tâm hồn ở người mẹ đáng thương.

Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện từ giữa truyện, lúc anh Tràng đưa vợ về, song từ đấy, dù rất ít nói, bà vẫn là người thu hutd nhiều nấht tâm trí của người đọc. Bởi trong lòng người mrj ấy, cảm trăm mối tơ vò, chuyện nay, chuyện xưa đan xen lẫn lộn, niềm vui, nỗi buồn, sự cay đắng tủi cực lẫn xót thương vây lấy.

1.Bà cụ Tứ về nhà

Như thường lệ, buổi chiều ấy trời sẩm tối, bà cụ Tứ về nhà. Chưa thất người, nhưng anh Tràng biết là mẹ, bởi ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho. Từ ngoài rặng tre, bà lọng khọng đo vào. Tính bà vẫn thế, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng. Nhưng hôm nay khác, thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ và gọi ới vào trong nhà: U đã về đấy! Anh con trai lật đật chạy ra đón mẹ từ ngoài cổng và trách sao bà về muộn. Ồ, hẳn có chuyện gì rồi, mọi bữa anh cu Tràng đâu có thế. Mà còn gọi ới vào trong nữa. Trong nhà nào có ai. Lâu nay, khi ông lão và đứa con gái út lần lượt ra đi, nhà chỉ còn mỗi hai mẹ con. Bà nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm hỏi: "Có việc gì thế vậy? Anh cu Tràng chưa chịu nói, giục bà vào nhà."

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 31, 2013 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

cụ tứNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ