Đại Việt duy tân ký
Quyển 1
Chương III
Trần Ngạn và Nguyễn Huệ nhìn thẳng vào nhau, ánh mắt như muốn chui thẳng vào mà lục lọi cho kỳ hết tâm tư của người đối diện. Hai con thú vờn nhau vòng quanh, mắt không cho đối phương một phút được ngơi nghỉ. Hai người, một là con sói già lặn ngụp trong chính trường Lê -Trịnh từ ngày mới xuất tràng, một là tráng hổ vừa xuất sơn đã oanh động thiên hạ. Hai kẻ gườm nhau từ tí một, không cho đối phương nghỉ ngơi một khắc nào cả.
Ngọc Hân ngồi trên phản, im lặng quan sát cuộc đấu trí. Dù rất tự tin với năng lực của chồng, nhưng lần này, bà lại không thể không e dè, vì đối thủ của chồng không phải là một tên bát nho, mà là một con sói, một con sói đầu lĩnh thật sự. Sói tinh ranh như cáo, nhưng nó vẫn còn giữ được ngạo khí của một thứ bá vương trên thảo nguyên. Sói cũng tàn bạo như hổ, nhưng có là kẻ biết tấn biết thoái, cầm được thì bỏ được. Vì vậy nếu chính diện mà đánh thì hổ dễ thắng, nhưng một khi trận địa đã được sói dọn sẵn, thì mèo nào cắn mỉu nào còn chưa chắc.
Trong đầu Nguyễn Huệ lúc này len lỏi vào một sự sợ hãi. Ông cảm thấy con người trước mặt ông có cái gì đó tàn độc đến khó tả. Con sói già này chuyện gì cũng dám làm, cái gì cũng không ngăn được hắn. Ông hy vọng tình cảm sẽ động được lòng người, nhưng lại không tác dụng gì với con sói này. Hắn quá tinh ranh, quá thông thái, cũng quá lạnh lùnh. Lạnh đến mức không thiết gì đến tình thân. Trước mắt hắn chỉ có điều hắn muốn làm.
Trần Ngạn cười cười. Nguyễn Huệ thông minh hơn ông nghĩ. Con người này có năng lực thấu hiểu lòng người. Người trải qua khổ ải nhiều thường phản ứng theo hai cách. Thứ nhất là bằng mọi giá để được sung sướng và giữ riêng cái sung sướng cho mình. Thứ hai là tìm cách để cho không kẻ nào quanh mình khổ ải nữa. Thói đời, ai cũng thương mình trước, kể cả quân vương. Nguyễn Huệ là một trong những kẻ hiếm hoi thuộc dạng thứ hai. Điều này làm Trần Ngạn càng lúc càng hứng thú về vị vua này.
-Ngạn to gan, có câu này muốn hỏi, không biết bệ hạ có trách tội Ngạn chăng?
Nguyễn Huệ im lặng gật đầu. Mưu sĩ như Trần Ngạn, thuyết phục không được thì phải làm cho ông ta tâm phục khẩu phục, thì may ra châu mới về Hợp Phố cho được.
-Xin tiên sinh đừng khách khí, Huệ sẽ thành thật trả lời, quyết không nửa lời dối trá.
-Vậy Ngạn mạn phép hỏi, bệ hạ quyết lấy thiên hạ để làm gì?
Hỏi thẳng không e ngại, đó là điểm Nguyễn Huệ thích nhất ở Trần Ngạn. Vốn con nhà võ, trải qua chinh chiến lâu năm, nên Nguyễn Huệ vẫn khó mà quen được với cách nói dài dòng tránh né của các đại thần trong triều.
-Như Huệ đã nói, Huệ lấy thiên hạ để bá tánh không phải chịu điều Huệ từng chịu nữa.
-Vậy theo bệ hạ, quân vương muốn có thiên hạ, phải cần gì?
BẠN ĐANG ĐỌC
Đại Việt duy tân ký ( 大越維新記)
General FictionTrong lịc sử có rất nhiều chữ "nếu". Có cái lớn, có cái nhỏ. Có cái thay đổi vận mệnh của cả một dân tộc. Và thiên dã sử này sẽ viết về một cái "nếu" chuyển hướng con thuyền Việt Nam sang hướng mới. Còn tốt hay xấu đi và chuyển hướng cách nào thì xi...