1 | T r a n g
HÀM NGHI
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Hàm Nghi
Hoàng đế Việt Nam
Chân dung thông dụng của Vua Hàm Nghi
Vua nhà Nguyễn
Trị vì
2 tháng 8, 1884 - 1885
Tiền nhiệm
Kiến Phúc
Hàm Nghi (chữ Hán: 咸宜; 3 tháng 8, 1871
– 4 tháng 1, 1943) là vị vua thứ 8 của nhà
Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng
trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, người
Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống
Pháp Thành Thái, Duy Tân là 3 vị vua yêu
nước trong thời kì Pháp thuộc.[1]
Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884
Hàm Nghi được các phụ chính đại thần
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết
đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản
công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885,
Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát
hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.
Phong trào Cần Vương do ông phát động
kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt.
Sau đó, ông bị đem an trí ở thủ đô Alger
của Algérie. Ông đã mất tại đây năm 1943
vì bệnh ung thư dạ dày.
Xuất thân
Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc
Ưng Lịch (阮福膺), còn có tên là Nguyễn
Phúc Minh (阮福明). Ông là con thứ 5 của
Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai
và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6
năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có
tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm
1872). Ông là em ruột của vua Kiến Phúc
Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ),
tức là vua Đồng Khánh sau này.
Sau khi vua Tự Đức mất (1883), mặc dù
các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường
và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành
trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua
khác, nhưng họ lại rất bị động trong việc tìm
người trong hoàng tộc có cùng chí hướng
để đưa lên ngôi. Cả 3 vua Dục Đức, Hiệp