Cha-người đàn ông lam lũ

33 1 2
                                    

Khi tôi sinh đứa con đầu lòng. Chồng tôi đón cha lên thành phố. Nếu nói là đón mẹ lên thì thích hợp với hoàn cảnh hơn. Nhưng mẹ tôi đã xa cõi đời từ lúc tôi lọt lòng. Sự ra đi của mẹ, trong thâm tâm tôi vẫn luôn là một sự đánh đổi quá khắc nghiệt của tạo hóa, mà nỗi đau đớn còn dành lại một vị đắng ở đầu môi. Và người ở lại phải sống tốt cho cả hai phần đời. Tôi đã có thật nhiều cố gắng.

Cha tôi - người đàn ông lam lũ.

Cha gầy, gầy lắm, mà không phải chỉ gầy do sức khỏe, mà thời gian đã ngấm dần trong từng thớ thịt cha, già cỗi và yếu ớt. Sau khi tôi lấy chồng được vài tháng, cha tôi bán căn nhà trên thành phố, trở về quê ,xây tạm 1 căn nhà nhỏ ở tạm lúc tuổi cao. Người đàn ông cô độc ngần ấy tháng năm của tôi.

Bao nhiêu lần ôm cha ngủ. Từ bé, lúc lớn lên, ngay cả khi tôi đi làm có tiền thường gọi điện cho ông:
" Cha lên ở vs vợ chồng con đi cha, con lo dk cho cha mà!!!!"

Ông hỏi dò "có thiệt không đó, không để tiền mà dùng những lúc cần hả?" Rồi ông cười khà khà.

Hôm sau đã có mặt ở nhà tôi. Mang nào gà, nào vịt, nào trái cây. Và không quên mang theo một cúc rượu để cha và chồng tôi nhâm nhi. Nhưng sao lần này, nằm cạnh ông, nhìn ông ngủ, tôi ...... tôi không diễn tả nỗi cảm xúc của mình. Nước mắt ở đâu cứ như nước sôi đang đun trào, cứ thế đẩy vung mà ra, cả chồng tôi nũa. Anh ấy không cầm nổi nước mắt. Chắc vì chúng tôi mới được làm cha làm mẹ, càng thấu hiểu hơn về cuộc đời đầy bon chen và tấp nập này, chắc lẽ thế.

Tôi lấy chồng sau khi tốt nghiệp đại học được 2 năm. Chồng là người thành phố, con nhà danh giá, có điều kiện. Nhưng với nỗ lực và cố gắng của mình, tôi độc lập về kinh tế, không phải dựa bóng nhà chồng.

Khi mọi người quây quần quanh Agu( đứa con trai yêu quý của tôi), nhìn nó kháu khỉnh đáng yêu quá. Nhà chồng rất đông người tới. Ai cũng đòi được bế nụng nịu. Bà nội Agu  (là người rất khó tính) nói "ông Ngoại bế cháu một chút này", cha đưa tay ra định bế thì bà nội khựng lại.

"Trời ơi, tay ông Ngoại sao thế, thế thì hỏng da của cháu mất....". Bà nội giữ  lại trong lòng, vừa nói vừa nhìn bàn tay cha tôi dò xét.

"Ờ....vâng, tôi lỡ...để tôi...đi rửa..". Cha tôi ấp úng rồi đi ra nhà sau để rửa tay.

"À, chắc ông mới làm than đó má". Tôi nói đỡ, rồi theo cha ra sau. Mọi người lại xúm lại đòi bế Agu. Cha tôi rửa tay, và đúng là ông làm than thật. Tức là ông phơi mớ than củi mang từ quê lên để cho tôi nằm hong, khỏi nhức mỏi đau lưng sau này. Nhưng ông làm xong từ sáng sớm rồi kia mà, lẽ nào cha tôi đã già nên lẫm cẫm rồi, chẳng còn nhớ mà rửa tay nữa. Cha ơi...

Thấy ông đứng cặm cụi rửa tay, khó nhọc. Tôi tiến lại "cha, để con rửa cho cha".

"Thôi đi con, hồi bé cha rửa tay rửa chân cho mày, giờ học đòi à, nhưng chưa đến lúc đâu....".

"Đưa con coi nào", tôi giằng lấy tay ông. Trời ơi, hai bàn tay ông chai sần, những lớp da bị tróc mẻ, nham nhỡ đỏ lừ.

"Cha bị sao thế, cha đừng rửa bằng xà bông nữa"...Tôi nói.

"Là vì khi còn sống, mẹ toi rất thích trồng cây, cha xây cho mẹ mấy cái bức tường ngăn cách để không bị bọn trẻ con giẫm vào, nên bị xi ăn, bị dị ứng. Hôm qua thấy trước sân nhà có chỗ bị hỏng, cha hòa ít xi gắn lại. Ai ngờ lâu thế mà nó cũng bị lại..."

Con Đã Quên - Người Anh Hùng Của ConNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ