31. Bệnh của con người có thể chia thành 2 loại: Một là kinh lạc cơ bản thông suốt nhưng khí không đủ. Biểu hiện là thường xuyên đau chỗ này chỗ kia, đó là vì khí của anh ta không đủ để khí hóa thức ăn, từ đó sản sinh ra tương hỏa (cũng gọi là hư hỏa), thuận theo kinh lạc di chuyển hỗn loạn trong thân thể, chỗ nào không thông thì chạy qua chỗ đó, gặp phải chỗ bị tắc nghẽn, chỗ đó ắt sẽ bị đau. Nhưng người như vậy uống một chút thuốc liền lập tức thấy công hiệu. Hai là kinh lạc không thông, khí không có chỗ nào để lưu lại trong thân thể. Biểu hiện bên ngoài không có chút dấu hiệu nào của bệnh tật, nhưng một khi đã phát hiện thì rất nặng, hơn nữa loại này dù uống thuốc thì hiệu quả cũng rất chậm, hoặc căn bản không có tác dụng gì.
Chủ phát gọi là cơ. Mũi tên muốn bay ra từ cánh cung, bắt buộc phải có cái cơ này để phát động. Bất kỳ sự tình nào cũng điều như thế, đều có một cái cơ, chỉ khi nào kích động cái cơ này, thì sự tình mới phát sinh, nếu chẳng kích động được cái cơ này, các điều kiện khác dẫu có nhiều đến mấy, cũng không có cách nào dẫn khởi sự việc. Vậy rốt cuộc cơ nó là cái thứ gì, nó chính là nhân tố then chốt để phát sinh mọi sự việc. Nó là điểm không phải là diện. Thế nhưng nếu kích động được điểm này, thì có thể kéo theo cả một diện. Cho nên bệnh cơ là nhân tố then chốt nhất trong sự phát sinh, phát triển và biến hóa của bệnh, (cũng có thể nói, bệnh cơ một khi khai mở, bệnh trạng của người đó, người đó sẽ tiếp nhận vào trạng thái tuần hoàn ác tính của bệnh, đối lập với bệnh cơ là "sinh cơ". Khi sinh cơ mở ra, người đó sẽ tiếp nhập vào trạng thái thuần tốt đẹp của quá trình hồi phục. Thực tế bệnh cơ và sinh cơ là hai phương diện của cùng một thứ, là một cập âm dương. Khi bệnh cơ mở ra, sinh cơ sẽ đóng lại; khi sinh cơ mở ra, bệnh cơ tự nhiên sẽ đóng. Đây gọi là phương pháp biện chứng).
32. Cảnh giới cao nhất của trung y là dưỡng sinh, cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm. Cho nên, hạ sỹ dưỡng thân, trung y dưỡng khí, thượng sỹ dưỡng tâm. Nhìn một cá nhân cũng giống như thế, nhìn tướng không bằng nhìn khí, nhìn khí không bằng nhìn tâm.
33. Tâm thần bất an, tâm tình nóng vội, là căn nguyên dẫn đến bị bệnh và tử vong. Phương pháp giữ tâm bình an, là bí quyết số một trong việc bảo vệ sinh mệnh. Tâm có thể chủ đọng tất cả. Tâm định ắt khí hòa, khí hòa át huyết thuận, huyết thuận ắt tinh lực đủ mà thần vượng, người có tinh lực đủ thần vượng, lực đề kháng nội bộ sẽ khỏe, bệnh tật sẽ tự tiêu tan. Cho nên để trị bệnh đương nhiên cần lấy dưỡng tâm làm chủ [yếu].
34. Phong hàn âm dương mùa hạ nóng ẩm, đều có thể khiến cho con người mắc bệnh. Ngộ nhỡ lực đề khán yếu, [bệnh tật] sẽ thừa cơ xâm nhập. Người có thân thể yếu nhược thường nhiều bệnh, chính là cái lý này. Người giàu có điều kiện bảo hộ tốt, như ăn-mặc-ở v.v... Người nghèo có lực đề kháng, nếu như khí đủ thần vượng, lỗ chân lông dày khít, không dễ bị [bệnh tật] xâm nhập v.v... Người giàu ăn nhiều đồ béo ngọt, hại dạ dày hại răng. Người nghèo hay phải chịu đói, thức ăn không phức tạp, nhờ đó mà không bị bệnh ở ruột. Người giàu thường nhàn hạ, vì thế mà nhiều phiền muộn. Người nghèo lao động nhiều, nhờ đó mà bệnh tật ít. Người giàu không tạo phúc mà chỉ hưởng phúc, chỉ toàn tiêu phúc, tiêu cạn ắt nghèo. Người nghèo có thể cần kiệm, đó chính là tạo phúc, khi quả chính sẽ giàu có. Phàm là điều kiện bảo hộ ăn-mặc-ở đầy đủ thì lực đề kháng về tinh khí thần sẽ yếu. Điều kiện bảo hộ kém, lực đề kháng ắt sẽ mạnh.
35. mới khỏi bệnh nặng, cần tránh cắt tóc, rửa chân, tắm gội.
BẠN ĐANG ĐỌC
100 lời khuyên lúc lâm chung của vị Thầy thuốc Trung y 112 tuổi
ДуховныеMón quà để lại lúc lâm chung của vị thầy thuốc trung y cao tuổi, thật quá tuyệt vời! Tổng cộng có 100 điều, mỗi điều đều rất cao thâm, nên cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, nó giúp bạn đề cao nhận thức đối với sức khỏe! nguồn: daikynguyen