HoaTuyLipDen
by Unknown
MỘT DÂN TỘC BIẾT ƠN
L
a Hay, một thành phố náo nhiệt, trắng toát, đỏm dáng đến mức người ta
ph ải nói rằng tất cả các ngày ởđây đều là ngày chủ nhật. Thành phố La Hay, với công viên râm mát, với những cây to nghiêng mình xuống các mái nhà kiểu gôtich, với những con kênh tựa những tấm gương lớn, trong đó phản chiếu những tháp chuông lớn kiểu đặc phương Đông. Thành phố La Hay, thủđô của Liên Bang bảy tỉnh, còn gọi là Hòa Lan, hômấy, ngày 20 tháng tám 1672, đường phố chật ních những người vội vã, hổn hển và lo âu: họ chạy; dao giắt thắt lưng, súng trên vai hoặc gậy cầm tay,đổ về Buytenhôp, một nhà tù khiếp đảm, trong đó đang giam giữ ông Coocnây đơ Vit, là anh của người “được hưởng ân huệ bổng lộc lớn” của Hòa Lan. Về thời đó, nhất là vào cái năm chúng tôi bắt đầu kể câu chuyện dưới đây,lịch sử của nó gắn liền mật thiết với hai tên gọi chúng tôi vừa nêu; do đó, chúng tôi thấy cần phải viết thêm một vài dòng giải thích sau đây chỉ có thể coi như một câu chuyện ngoài lề mà thôi. Nhưng chúng tôi xin báo trước bạn đọc rằng cái điều cảnh báo ấy cũng cần thiết để hiểu rõ câu chuyện chúng tôi kể chẳng khác gì để hiểu biết sự kiện lịch sử to lớn xảy ra trong đó chuyện của chúng tôi đã được lồng vào. Coocnây hay Coonêliuyt đơ Vit là thanh tra đê điều, cựu thị trưởng ở Đoocđret (thành phố quê hương của ông) và là nghị sĩ của nhà nước Hòa Lan, Ông 49 tuổi, khi nhân dân Hòa Lan đã thấy chán nản nền cộng Hòa theo kiểu Jăng đơ Vit là người được “hưởng ân huệ bổng lộc lớn của Hòa Lan”đã nhận thấy, tụi toàn quyền vĩđại của Hòa Lan. Họ rất thích chếđộ quốc trưởng, một vai trò mà sau một sắc lệnh do ông Jăng đơ Vit baon hành, buộc phải bãi bỏ vĩnh viễn trên đất Hòa Lan. Đằng sau nền Cộng Hòa, dân chúng chỉ nhìn thấy hai bộ mặt khắc nghiệt của anh em dòng họđơ Vit là những người khinh miệt nguyện vọng của quốc dân. Hai ông là cha sinh không khoan nhượng của một nền tự do có khuôn phép và một nền thịnh vượng không thừa thãi xa hoa. Cũng vậy, đằng sau vai trò quốc trưởng, dân chúng chỉ nhìn thấy cái vầng trán nghiêng nghiêng nghiêm nghị, trang trọng và suy tư của người thanh niên Guyôm đ’Orăng mà được những người đương thời gọi là ông Lầm Lì, sau này ông cũng được hậu thế gọi y như thế. Hai anh em nhà đơ Vit là những người đã từng trông nom dạy dỗ Luy XIV. Hai ông thấy ở vị vua này có tính chất của bậc tiền bối về tinh thần của toàn Châu Âu, đồng thời cũng là bậc tiền bối về vật chất cho đất Hòa Lan do ông vừa thắng trận trong chiến dịch kỳ diệu sông Ranh: sau ba tháng giao tranh ông đã chế ngựđược sức mạnh của người hùng mà trong tiểu thuyết người ta gọi là bá tước đơ Ghít và ông được Boalô ca tụng, một trận thắng đã đè bẹp các lực lượng của Hòa Lan. Đã từ lâu, Luy XIV là kẻ thù của nhân dân Hòa Lan, họ chửi rủa và phỉ báng ông hết mức, mà bao giờ cũng vậy, phần lớn là từ mồm mép những Pháp kiều trốn sang sống trên đất Hòa Lan. Chống lại hai anh emđơ Vit có một cuộc hoạt động kép, là kết quả từ sự phản ứng mãnh liệt của mọi thế lực chống lại ?sở thích của quốc gia và do kết quả của một sự mệt mỏi tự nhiên ở tất cả các dân tộc bại trận, họ mong muốn có một vị lãnh tụ khác có thể cứu vãn họ ra khỏi sự tan hoang và xấu hổ. Vị lãnh tụ khác đó đã sẵn sàng xuất hiện, sẵn sàng đương đầu và có đủ khả năng để chống lại Luy XIV, dù cho sự nghiệp tương lai có vẻ kếch sù. Đó là Guyômđ’Orăng, con trai vua Guyôm II và cháu vua Saclơ I, cậu bé lầm lì mà chúng tôi đã nói trên, người ta thấy bóng dáng của cậu thấp thoáng đằng sau chếđộ quốc trưởng. Người thanh niên đó năm 1672, cậu hai mươi hai tuổi. Jăng đơ Vit đã từng là thái phó của cậu và ông muốn dạy cậu sau này trở thành một công dân tốt. Đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên quyền lợi của trò mình, ông đã ban bố sắc lệnh bãi bỏ vĩnh viễn chếđộ quốc trưởng, làm tắt hy vọng khôi phục chếđộ này. Nhưng Trời đã nhạo báng ý định ấy của con người đã không chịu tham khảo ý kiến Trời; do thói bất thường của những người dân Hòa Lan và ghê sợ vua Luy XIV, Trời đã làm thay đổi chính sách của ông đơ Vit và thiết lập lại chức quốc trưởng do Guyômđ’Orăng với những mục đích còn giấu kín trong tương lai. Jăng đơ Vit phải đành chiều theo ý muốn của toàn dân; nhưng Coocnây đơ Vit bướng bỉnh hơn, mặc dù bị bọn Orănggit đe doạ giết chết, vẫn từ chối không chịu ký vào bản thiết lập lại ghế quốc trưởng. Sau cùng chiều ý do bà vợ khóc lóc van xin, ông đành ký, có điều ông ghi thêm vào dưới chữ ký của mình hai chữ “do bắt buộc”. Cũng là một điều lạ khi ông thoát khỏi trận trả thù của đồng bào ngày hômđó. Còn ông Jăng, mặc dù đã nhanh chóng và ưng thuận ý của đồng bào, cũng không có gì được thuận lợi. Cách đó mấy ngày, ông vừa bị mấy nhát dao, nhưng may không chết. Nhưng những người theo phái Orănggit không cần biết điều ấy. Chính hai anh emđơ Vit mới là vật cản chính của họ. Đểđạt được mục đích của mình, họ dùng mưu vu khống và trong Hòan cảnh đó họđã tìmđược một tên khốn nạn sẵn sàng vào cuộc chơi với họ. Tên này, chúng tôi hình nhưđã có lần nói rồi, gọi là Tyckelaer, làm nghề phẫu thuật. Hắn đến khai láo rằng vì Coocnây đơ Vit thất vọng khi thấy sắc lệnh bãi bỏ chếđộ cũ do em mình ký không còn hiệu lực nữa và vì sôi sục căm thù chống Guyôm d’ Orange nên đã ngầm sai một tên sát nhân đi giết ông này hòng cứu vãn nền cộng Hòa; tên sát nhân ấy không ai khác là hắn; vậy là Tyckelaer hối hận đã đi tố cáo hơn là để mình phạm tội.