Chương 24: Rong Chơi

104 0 0
                                    

  Tôi đến thành Khâu Từ bằng xe ngựa của Rajiva. Đường sá gập ghềnh, xe ngựa lắc lư, bình thường, trong trạng thái ấy, tôi đã ríu mắt lại hồi lâu, nhưng hôm nay không hiểu sao, tôi vẫn tỉnh như sáo. chẳng hề buồn ngủ. Có lẽ vì, tôi vẫn đắm chìm trong nỗi phấn khích lúc trước, hai mắt vẫn đang chăm chú mở to nhìn đôi tay. Kể từ lúc đôi tay này chạm vào khuôn mặt của cậu ấy, tôi thậm chí không nỡ rửa tay. Tôi đưa lên, nhắm mắt lại, cố hình dung ra từng đường nét và tưởng tượng ra những ngón tay mình đang khám phá khuôn mặt của Rajiva. Tôi vẫn nhớ cảm giác gai gai ấm áp khi chạm vào gò má gầy gầy, xương xương, lốm đốm râu và làm da mịn màng của cậu ấy. Cảm giác đó khiến tôi, dù đã rất cố gắng, cũng không kìm chế được nụ cười hạnh phúc đang nở tràn trên môi.

Tôi cứ tủm tỉm cười như vậy suốt dọc đường đi, cho đến xe ngựa dừng lại giữa thành phố Khâu Từ đang tắm mình trong ráng chiều. Phòng trọ mà Rajiva đặt trước cho tôi là một căn phòng "hạng sang". Tôi thầm cảm ơn sự chu đáo của Rajiva, vì nhờ cậu ấy, tôi đã có một chỗ nghỉ ngơi thoải mái trong thành cổ và dịp lễ, khi mà tất cả các nhà trọ đều đã kín người. Ăn uống qua loa xong xuôi, tôi bắt đầu ngáp ngủ, rất lâu rồi tôi mới thức khuya như hôm nay. Tôi nhớ là chỉ vào những dịp thi cử, tôi mới phải thức trắng đêm trong phòng học tự học ở trường. Thế nên, tôi quyết định dành tất cả khoảnh thời gian còn lại... để ngủ. Hi vọng là lúc mê mệt, tôi không ngáy to, nếu có ngáy, mong là không khiến phòng bên cạnh mất ngủ.

Sumuzhe, hay còn gọi là lễ hội cầu lạnh, được tổ chức vào tháng bảy âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức nhằm cầu nguyện một mùa đông lạnh hơn, tuyết rơi nhiều hơn, để năm tới Khâu Từ có được nguồn nước dồi dào phục vụ việc trồng cấy. Lễ hội này được truyền đến Trung Nguyên vào thời nhà Đường, khiến kinh thành của người Hán trở nên náo động hơn bao giờ. Có rất nhiều tác phẩm thơ ca nổi tiếng viết về lễ hội Sumuzhe đã ra đời trong thời kỳ này, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Di, Lý Hạ... đều đã từng chấp bút về đề tài này. Đến đời Tống, Sumuzhe trở thành tiêu điểm của rất nhiều bài tử, trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến bài tử của Phạm Trọng Yêm:

Biếc mây trời

Vàng lá đất

Sóng lẫn sắc thu

Khói sóng xanh lặng ngắt

Nước lên trời, núi chiều nắng bắt

Đám cỏ trêu ngươi

Mơn mởn trong nắng nhạt

não hồn quê

Buồn đất khách

vì được bằng đêm

Mộng đẹp ru ngon giấc

Trăng sáng chớ một mình tựa gác

Rượu ngấm ruột sầu

Nỗi nhớ đẫm nước mắt[13]

Khi đi ngang qua Khâu Từ, Huyền Trang cũng từng được chứng kiến và ghi chép lại không khí náo nhiệt của ngày hội này. Đức vua Khâu Từ đã mời nhà sư cùng dự lễ. Đến tiết mục nhảy múa, đức vua còn khẩn khoản mời sư phụ cởi áo cà sa và giày tất, cùng tham gia vào điệu múa cầu lạnh. Huyền Trang cũng xem múa hát đó thôi, vì sao Rajiva không thể? Nhưng thôi, Huyền Trang là du khách từ nơi xa đến, nhập gia phải tùy tục là theo lẽ thường tình.

Tôi đeo chiếc mặt nạ mua ở Subash, đi lang thang ngắm nghía phố phường. Những con phố chính đã chật kín người, ai nấy đều đeo mặt nạ, mọi người niềm nởi chào hỏi lẫn nhau, bất kể người quen hay người lại. Không khí cởi mở, vui tươi ấy đã bù đắp nỗi trống trải và xua tan ưu phiền trong lòng tôi. Tôi náo nức hòa vào dòng người trên phố. Một lát sau, thì đoàn diễn hành bắt đầu diễn qua. Đầu tiên là đội trống với dàn trống Hạt khổng lồ dẫn đầu[14], các tay trống ngồi trên xe ngựa, đồng loạt đánh lên những thanh âm sôi động đầu tiên, mở màncho lễ hội Sumuzhe. Theo sau là một đoàn nghệ sỹ cầm trên tay nhiều loại trống lớn nhỏ khác nhau, vừa đánh trống vừa nhảy múa, phối hợp nhịp nhàng với đội trống Hạt đi đầu. Cách một đoạn là đến đội hình múa đôi nam nữ. Họ mặc những trang phục chỉnh tề, nghiêm trang, mảnh khăn lụa dài được căng rộng trên hai sải tay, biểu cảm trang trọng, điệu múa truyền thống. đậm màu sắc cổ điển. Điệu múa này có nét gì đó rất giống với vũ điệu "ương ca[15]" của các bà cô người Hán vào mỗi dịp năm hết Tết đến.

Tiếp đó là đội hình biểu diễn múa trên dây, các cô gái trẻ, đầu đội mũ miện đính hoa tươi, sải bước trên những sợi dây thừng được trang trí hoa văn rực rỡ, ký thuật điêu luyện, động tác uyển chuyển, nét mặt rạng rỡ như hoa. Kế đó là các đội hình múa dải lụa, xiếc khỉ, vân vân. Mắt tôi được dịp no căng với bao nhiêu loại hình vũ đạo độc đáo. Mỗi điệu múa có một đội hình riêng, với những cỗ xe được trang trí hoa tươi muôn hình muôn vẻ và rất nhiều các loại nhạc cụ khác nhau, kèn thất lật[16], đàn Không[17], tỳ bà, ống sáo làm bằng sừng động vật,... tất cả những nhạc cụ đặc sắc này đã tạo nên biểu thanh âm rộn rã, vui tai.

Năm 1903, có hai người Nhật đã tìm được một chiếc hộp, bên trong đựng xá lợi của một vị cao tăng ở thành cổ Subash. Họ lẳng lặng đem chiếc hộp về Nhật Bản và giấu đi. Đến tận năm 1957, người Nhật Bản mới phát hiện ra, dưới lớp màu sắc được phủ phía trên thấp thoáng dấu ấn của hội họa. Lúc đó, họ mới cạo bỏ lớp màu trên bề mặt, những hình vẽ nguyên sơ hiện ra, đó là bức họa về các vũ điệu Sumuzhe, sống động và tinh tế khiến người ta phải kinh ngạc. Bức họa vễ rất nhiều ngưới, trên tay cầm những nhạc cụ đặc sắc của Tây vực, họ đeo mặt nạ và trình diễn những vũ đạo không giống nhau.

Đến nay, chiếc hộp vẫn đang ở Nhật Bản. Chúng tôi phải cất công sang tận đó để chụp hình mang về nghiên cứu.

Còn bây giờ, lễ hội từng được mệnh danh là "ngày hội sôi động của phương Đông" đang diễn ra sống động trước mắt tôi, có thể nói rằng, niềm phấn khích trong tôi không bút nào tả xiêt. Lễ hội Sumuzhe diễn ra liên tục trong bảy ngày, bất kể ngày đêm. Nếu như khi quay về, tôi có thể góp sức khôi phục lại ngày lễ cổ truyền long trọng này thì công tác nghiên cứu tính kế thừa lịch sử của các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian chắc chắn sẽ được ủng hộ và phát triển rộng rãi. Và điều đó, chắc chắn sẽ khiến không ít đồng nghiệp của tôi phải đỏ mắt ghen tị. Ha ha, chỉ nghĩ đến đó tôi đã sung sướng cười ngất.

Bây giờ là buổi trưa, đoàn ca vũ vẫn tiếp tục diễu hành qua các con phố, bên đường, những quán ăn vặt đã bày sẵn lúc nào. Mùi thơm của thịt dê nướng khiến tôi không khỏi nuốt nước miếng ừng ực. Tháo mặt nạ, tôi đến bên một sạp hàng nhỏ, hỏi mua ba xiên thịt. Xiên thịt nướng ở thời đại này sao mà vĩ đại! Miếng nào miếng ấy to bằng cả quả trứng gà. Khi đi du lịch ở Tân Cương, tôi phát hiện ra điều này, rằng kích thước của xiên thịt cứ nhỏ dần từ nam Tân Cương lên bắc Tân Cương, từ Tân Cương đến đại lục, đến các thành phố ven biển. Ở nam Tân Cương (gồm các huyện Kashgar, Khotan, Kucha), kích thước xiên thịt nướng không thay đổi sau 1650 năm, vẫn to như quả trứng gà và thường chỉ có hai đồng một xiên. Còn ở quán ăn trước cổng trường tôi đang học, họ bán những xiên thịt nướng nhỏ nhất mà tôi từng thấy, một đồng một xiên, nhưng đám con gái chúng tôi phải ăn hai mươi xiên may ra mới có cảm giác "lót dạ".

Kéo mạch suy nghĩ lan man từ thời hiện đại trở về với lễ hội cổ truyền trước mắt, tôi vừa thưởng thức thịt dê nướng vừa ngắm nhìn dòng người qua lại trên phố. Vừa "tiếp lương thực" vào bụng vừa được ngắm các chàng trai đẹp là tuyệt nhất, nhưng có vẻ như không nhiều chàng trai đẹp ở đây cho lắm, vì hầu hết mọi người đều đeo mặt nạ. Nhưng đột nhiên, tôi há hốc miệng, bỏ dở miếng thịt dê thơm phức trên tay.

Có ai đó tách ra khỏi đám đông, bước về phía tôi, dáng người cao lớn, trên mình là bộ trang phục truyền thống của giới quý tộc Khâu Từ: áo rộng màu vàng nhạt, thắt eo. Lối trang phục này nhìn qua rất giống trang phục của các kỵ sĩ châu Âu thời kỳ trung thế kỷ. Những chàng trai vóc dáng khỏe khoắn, khoác thêm bộ trang phục này sẽ càng nam tính và cuốn hút. Người đàn ông đó, dáng vẻ tự tin, thân hình cao lớn vạm vỡ, hoàn toàn nổi bật giữa đám đông,

Tuy không nhìn rõ khuôn mặt, nhưng có thể dễ dàng đoán ra đó là một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Vì sao anh ta lại đến gần tôi? Và vì sao dáng dấp ấy lại quen thuộc đến vậy? Anh ta đeo một chiếc mặt nạ hình ma quỷ, ánh mắt lúc lại gần, lộ rõ vẻ kinh ngạc và nghi hoặc. Tôi chớp mắt liên tục, chăm chú quan sát và đoán định. Đôi mắt xanh nhạt ấy quá đỗi quen thuộc. Trái tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Là cậu ấy ư, cậu ấy bảo không đến kia mà?

- Ngải Tình, có phải chị không?

Giọng nói xúc động.

- Là tôi chứ ai.

Tôi xoay xoay chiếc mặt nạ đang vắt vẻo trên cổ tay và nhận ra "bi kịch" này: một bên tay tôi vẫn đang cầm ba xiên thịt nướng vĩ đại (có thể khiến bất cứ ai phải hoảng). Thôi thế hỏng hết! Mồm miệng nhồm nhoàm. dầu mỡ dính đầy trên mặt và cái vẻ ngớ ngẩn trợn tròn mắt nhìn cậu ta của tôi nữa, toàn bộ cái bộ dáng kỳ cục, đáng xấu hổ này đã lọt vào mắt cậu ta rồi!

Đang đau khổ và tủi hổ bất tận, tôi bỗng ngã vào một vòng tay ấm áp. Nhịp tim tôi mỗi lúc một dữ dội hơn, tư duy hỗn loạn: vì sao, vì sao cậu ấy lại...

Tuy tôi vẫn giơ cao xiên thịt nướng, toàn thân như bị điểm huyệt, tôi để mặc người đàn ông cao lớn đó nhấc bổng mình lên xoay mấy vòng liền.

- Ngải Tình, chị đã trở về thật rồi ư!

Giọng nói có vẻ giống, nhưng chắc chắn không phải giọng nói của cậu ấy! Cậu ấy chưa bao giờ ôm chặt tôi như vậy, cũng không bao giờ cười lớn như vậy và càng không bao giờ nhấc bổng tôi lên xoay mấy vòng liền giữa chốn đông người như vậy.

Một lúc lâu sau người đó mới thả tôi xuống, hơi nghiêng người, tháo mặt nạ. Sống mũi cao thanh tú, mát sáng long lanh, hàng mi dày và rậm, đồng tử màu xám nhạt, giống cậu ấy qua! Chiều cao và vóc dáng cũng giống hệt cậu ấy. Nhưng khuôn mặt không gầy guộc như cậu ấy, làn da không có màu bánh mật như cậu ấy và vành môi cậu ấy không bao giờ nhấc lên tinh nghịch như vậy. Thoáng một chút thất vọng, nhưng ngay lập tức đã được thay thế bởi một niềm vui mới tràn ngập.

- Pusyseda!

Bây giờ đến lượt tôi ôm chầm lấy cậu ta. Nhưng sao cậu ta lại cao lớn đến vậy?

Cậu ta suốt từ lúc nhìn thấy tôi đến giờ, lúc tôi buông tay ra thì cậu ta làm vẻ mặt giận dỗi:

- Ngải Tình, dầu mỡ trên miệng chị dính hết lên quần áo tôi

Tôi hơi ngượng ngùng khi ôm "chú nhóc Pusyseda đã trưởng thành" ấy, nhưng câu nói không chút kiêng nể kia đã khiến cảm giác ngượng ngùng ấy lập tức tan biến! Tên ranh này, chẳng thay đổi gì cả!

- Bù lại, chị phải thiết đãi tôi một bữa đấy!

Tôi không kịp phản ứng gì, đã bị cậu ta giằng lấy xiên thịt nướng, trả lại người bán hàng, sau đó, lôi tôi đi, không cho tôi thời gian cằn nhằn vì đã lẵng phí đồ ăn! Cái tên hoang toàng này!

Tôi tròn mắt nhìn từng đĩa sơn hào hải vị bày la liệt trên bàn ăn trước mắt. Đã bao lâu rồi tôi không được ăn đồ ăn Trung Quốc? Đã bao lâu rồi tôi chưa nhìn thấy cơm trắng? Ở thời đại này, gạo được vẫn chuyển tới đây từ Trung Nguyên. Ăn một bữa cơm gạo trắng ở Tây vực là cả một khoản chi tiêu xa xỉ. Hãy nhìn xem cách bài trí ở quán hàng này, trời ơi, còn cả ghế lô nữa. Miệng nhai cơm, lòng thầm làu bàu: Đúng là tên phá gia chi tử!

Pusyseda ngồi bên ghế đối diện, hầu như không nhấc đũa, chỉ chăm chú nhìn tôi, nụ cười ngang tàn trên khóe môi chưa chịu tắt. Tôi cảm thấy hơi lo lắng, nên cắm đầu nhai nuốt. Một cô gái người Hán mang đồ ăn vào, cậu ta đón lấy và cảm ơn bằng nụ cười quyến rũ ấy. Tôi thấy cô gái bước ra ngoài với đôi má ửng đỏ và cuống quít đến mức cụng đầu vào cánh cửa.

Tôi thở dài:

- Pusyseda, cậu có biết điệu bộ tươi cười lả lơi của cậu có thể khiến mọi cô gái trên đời này nghiêng ngả không?

Cậu ta nhướn mày, nhổm dậy, toàn thân vươn qua bàn, sáp lại gần tôi:

- Còn chị thì sao, Ngải Tình?

Tên ranh, dám ăn nói với tôi như thế đấy! Tôi nhìn khuôn mặt điển trai rạng rỡ của cậu ta, nuốt nước bọt:

- Cho tôi xin, tôi già cả rồi, cậu làm ơn cho tôi sống thêm vài năm nữa đi!

Cậu ta cười vang. Nụ cười đó hoàn toàn khác nụ cười của Rajiva. Pusyseda cười sảng khoái, không chút e ngại. Rajiva thì khác, lúc nào cũng điềm đạm, nho nhã.

- Ngải Tình, chị là tiên nữ, chị đâu có già đi!

Cậu ta đột nhiên thôi cười, đổi sang giọng điệu nghiêm túc.

Tôi chẳng biết phải giải thích thế nào. Chính tôi đã nói với cậu ấy điều đó và cậu ta cũng được chứng kiến cảnh tôi biến mất. Nếu biết sẽ có ngày quay lại, tôi không nên gieo vào tâm hồn thơ ngây của Pusyseda cái lý do ngớ ngẩn ấy. Giờ đây, tâm hồn ngây thơ đã bị tôi bẻ cong suốt mười năm, liệu có thể nắn cho thẳng lại được không?

- Ngải Tình, chị về khi nào vậy?

- Tôi...

Tôi ấp úng, thần kinh căng như dây đàn

- Hôm qua.

Tôi không muốn Pusyseda biết mình đã ở đây gần ba tháng. Tôi không muốn cậu ta biết mình đã ở cùng Rajiva. Rajiva của tôi, tôi muốn bảo vệ cậu ấy và yêu cậu ấy theo cách của mình...

Sau đó, Pusyseda hỏi tôi ở đâu, tôi nói tên nhà trọ của mình. Thấy tôi vẫn tiếp tục ăn cơm, cậu ta tỏ ra hết kiên nhẫn:

- Chị định ăn đến bao giờ mới thôi hả?

Tôi giật mình.

- Cậu bận à, sao gấp thế?

- Tất nhiên là bận rồi!

Cậu ta nhìn tôi nghiêm túc.

- Tôi phải đi dọn giúp chị.

- Để đi đâu?

- Về phủ quốc sư chứ còn đâu nữa!

Pusyseda theo tôi về nhà trọ trả lại phòng. Lúc tôi thu dọn đồ đạc, đã sơ ý để cậu ta nhìn thấy chiếc áo ngực của mình. Cậu ta còn nhấc chiếc áo lên và hỏi tôi đây là thứ gì với vẻ mặt rất hiếu kỳ, tôi xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu. Sau đó cậu ta chẳng nói chẳng rằng, khoác chiếc ba lô Northace của tôi lên vai, ném cho chủ quán một xâu tiền, khoát tay hách dịch:

- Không cần trả lại!

Đúng là đồ hoang toàng!

Gần đến phủ quốc sư, tôi ngập ngừng kéo tay Pusyseda lại:

- Cậu định nói thế nào với mọi người? Mười năm qua, tôi không hề thay đổi.

Cậu ta dừng lại, mắt ra chiều suy nghĩ:

- Sẽ nói chị là cháu gái của Ngải Tình, gọi chị là Tiểu Ngải Tình nhé!

Tôi đứng tim, anh em ruột có khác, đến cách nghĩ cũng giống hệt nhau.

- Nhưng tôi sẽ không giấu cha.

Vẻ mặt cậu ta bỗng trở lên nghiêm trang.

- Tôi chưa bao giờ nói dối cha điều gì.

Kumarayana, con người thông tuệ, nho nhã ấy, hẳn sẽ chấp nhận sự xuất hiện kỳ quặc của tôi

Tôi giương mắt lên quan sát mọi thứ trước mặt. Vẫn căn phòng năm xưa, cách bài trí này, mười năm rồi không hề thay đổi. Thậm chí trên bức tường phía đầu giường vẫn còn nguyên những chữ Hán mà tôi bắt Pusyseda tập viết. Khi ấy cậu nhóc nằng nặc đòi dán lên chỗ đó. Tôi chiều theo, cậu nhóc viết xong trang nào tôi dán lên tường trang ấy. Chữ viết xiêu vẹo ngả nghiêng, lúc trước nhìn chỉ muốn phát cáu, nhưng bây giờ lại cảm thấy vô cùng thân thuộc

- Ngày nào cũng có người dọn dẹp, chờ ngày chị trở về.

Giọng nói nhẹ nhàng lướt qua vai, rơi vào vành tai tôi, cảm giác gai gai nhưng trong lòng thấy ấm áp lạ thường.

- Đi nào, cho chị xem thứ này.

Còn chưa hết ngỡ ngàng đã bị cậu ta lôi đi. Tên ranh này tính nết vẫn như ngày nào.

Cậu ta kéo tôi đến phòng mình. Căn phòng đã đổi khác rất nhiều. Trên tường treo rất nhiều thanh kiếm dài, nhìn những hoa văn tinh xảo trên bao kiếm là biết đó toàn là kiếm quý. Một tủ sách nho nhỏ, tôi lướt qua và nhận thấy hều hết đều là sách kinh Phật. Sách tiếng Tochari thì đều là sách về binh pháp và chiến tranh. Chỉ có vài cuốn sách tiếng Hán, "Binh pháp Tôn tử". "Hàn Phi Tử", "Chiến quốc sách"...

Đang mải mê ngắm căn phòng của Pusyseda. Chợt thấy cậu ta thận trọng lôi từ trong ngăn tủ ra vật gì đó rất giống một khung ảnh, rồi nhẹ nhàng cởi lớp vải lụa bọc bên ngoài.Tôi há hốc miệng, đó là bức họa Doremon mà tôi tặng cho cậu nhóc nhân dịp năm mới! Không ngờ, cậu ta vẫn giữ gìn nó như giữ một báu vật vậy!

Tôi ngẩng đầu lên nhìn Pusyseda, xúc động:

- Pusyseda ...!

- Đừng sụt sịt vội, vẫn còn nữa đó.

Cậu ta rút một cuốn sách bên dưới gối, đặt vào lòng tôi, đó là cuốn "Kinh thi", mép sách nhàu nhì, chắc chắn đã được chủ nhân lật mở rất nhiều lần.

- Chị có thể chọn một trang bất kì để kiểm tra.

Tôi không cần mở sách, suy nghĩ trong giây lát:

- Thiên "kích cổ" (Gióng trống) trong phần "Bội Phong - Quốc Phong", cậu thuộc chứ?

Pusyseda nhếch mép cười, hai tay chắp sau lưng, bước vài bước, quay quay đầu, cất giọng trầm bổng, ngâm ngợi:

Trống đánh thùy thuỳnh

Gươm giáo tập tành

Những ai đắp đất xây thành

Xa nhà xa nước riêng mình sang nam

...

Tử sinh cách trở đôi nơi

Cùng em anh đã nặng lời từ xưa

Đôi ta những nguyện cùng giá,

Cầm tay thủa ấy, bây giờ chưa quên

Cùng nhau thôi đã cách xa,

Sống đâu còn đến thân ta hỡi mình,

Thề xưa còn đó rành rành,

Nay thôi anh đã phụ tình cùng em[18]

Đây là bài thơ tôi thích nhất trong "Kinh Thi". Khi giảng bài cho Pusyseda, tôi dùng tiếng Tochari, không giống khi lên lớp bằng tiếng Hán cho Rajiva. Nghe cậu ta phát âm tiếng Hán trọ trẹ, tôi muốn bật cười, nhưng không hiểu sao sống mũi cay cay, chừng như muốn khóc.

- Còn nhớ không, chị từng nói, nếu tôi đọc thuộc "Kinh thi" thì chị sẽ trở lại?

Tôi gật đầu. Thật không ngờ, những lời buột miệng ra khi ấy, Pusyseda đều cho là thật.

- Năm đầu tiên, tôi đọc thuộc toàn bộ cuốn "Kinh thi", nhưng chị không quay lại. Tôi nghĩ rằng tại mình chưa đọc tốt, nên năm thứ hai, tôi đọc thuộc lại một lần nữa, nhưng chị vẫn bặt vô âm tín. Mỗi năm vào đúng ngày mùng mười tháng Một âm lịch, tôi đều đến phòng chị và đọc hết một lượt cuốn 'Kinh thi" này. Tôi đọc mười lần thì chị đã trở về...

- Pusyseda...

- Cảm động lắm phải không?

Tôi gật đầu, nước mắt trực trào ra, tôi sắp không kìm chế được nữa rồi!

- Vậy, cho tôi ôm một cái!

Tên sói nham hiểm chuẩn bị lao vào cô bé quàng khăn đỏ, nhưng đã bị khổ chủ cho một cái bạt tai. Những giọt nước mắt khi nãy trực trào ra đã được nuốt ngược trở lại vào trong bụng.

Hôm đó, tôi đã đến thăm Kumarayana. Mười năm qua đi, hai người con trai của ông đã trưởng thành và đang tận hưởng những năm tháng tươi đẹp nhất của đời người, còn với ông, mười năm thời gian giống như lưỡi dao vô hình cắt từng vết hằn học trên thân thể ông. Khuôn mặt vốn đã gầy guộc, khổ hạnh, nay càng thêm hốc hác, xanh xao, tóc ông bạc trắng, hình như năm nay ông mới ngoài năm mươi tuổi. Nhưng ông có vẻ rất yếu, những tiếng ho khan bật lên liên hồi. Nhưng đôi mắt màu xám nhạt khảm giữa hai hốc mắt như hai vực sâu hun hút ấy, đôi mắt sáng rực vẻ thông tuệ và từng trải ấy như nhìn thấu tâm cam con người. Tôi bỗng run rẩy, đôi mắt Rajiva rất giống mắt cha.

Bộ dạng bông đùa, cười cợt thường ngày của Pusyseda biến mất, cậu tỏ ra rất mực cung kính đối với cha, chuyện trò từ tốn với ông rất lâu bằng tiếng Phạn. Kumarayana không ngừng đưa ánh mắt kinh ngạc hướng về phía tôi, khiến tôi không khỏi lo lắng, Nhưng sau đó, ông không hề tỏ ra thắc mắc về lai lịch kỳ lạ của tôi. Ông chỉ nhẹ nhàng bảo tôi hãy yên tâm ở lại và rằng người của phủ quốc sư sẽ đối đãi với tôi như một vị khách quý. Tôi đã đoán đúng, một người thông tuệ như Kumarayana, dù ông không thể biết rõ thân phận thật sự của tôi, nhưng ông sẽ không xem tôi như yêu ma quỷ quái để rồi trói tôi lại và đem thiêu sống. Có lẽ vì thế, ông mới sinh ra hai người con trai xuất sắc như vậy và cả hai đều yêu kính ông như vậy!

Đêm đó, tôi đã được ngủ một giấc say sưa trong căn phòng mà trước kia tôi từng gắn bó suốt ba tháng trời. Tôi băn khoăn tự hỏi, không biết Rajiva sẽ nghĩ gì nếu biết tôi đã quay về phủ quốc sư. Không biết giờ này cậu ấy đang làm gì? Và, không biết cậu ấy có nhớ tôi không?  

[Xuyên Không] Đức Phật Và NàngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ