.

502 2 0
                                    

Câu 1: Trình bày các chức năng cơ bản của quản trị nhân lực?
1. Chức năng thu hút: Sử dụng các chính sách và biện pháp nhất định để thu hút nguồn nhân lực. Chủ yếu là giới thiệu phân tích chức vụ biên chế chức vụ, lập kế hoạch cung cầu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tuyển người, khảo sát, thông báo tuyển, lựa chọn, thu nhận và bố trí công việc.
2. Nhóm chức năng đào tạo & phát triển: Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
Câu 2: Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của bộ phần (phòng) quản trị nhân lực trong tổ chức
1. Chức năng:

2. Nhiệm vụ
Sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức một cách hiệu quả, chú trọn việc động viên nhân viên, nhân quyền, tái đào tạo và huấn luyện nhân viên, và sắp xếp công việc sao cho uyển chuyển.
Tham gia đề ra các chính sách về nguồn nhân lực, điều hành việc tuyển chọn, đào tạo, đánh giá nhân viên, quản trị các kế hoạch phúc lợi, thiết lập các kế hoạch lương bổng, tham gia thảo luận với tập thể hoặc công đoàn.
3. Vai trò
Đề ra chính sách nguồn nhân lực: Các chính sách này phải có khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn và giúp cơ quan thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Các chính sách nguồn nhân lực được mô tả cụ thể và chi tiết trong cuốn sổ tay nhân viên.
Cố vấn: Bộ phận nguồn nhân lực có vai trò tư vấn và cố vấn cho các cấp quản trị khác. Giám đốc và nhân viên bộ phận nguồn nhân lực phải nắm vững các chính sách nguồn nhân lực của công ty và theo khả năng của mình, họ có thể đảm nhận giải quyết các vấn đề khó khăn của công ty qua các chương trình cụ thể. Do đó người ta thường đo lường khả năng của bộ phận nguồn nhân lực qua khả năng đưa ra lời khuyên hoặc khuyến cáo thích hợp với vấn đề nảy sinh một cách hiệu quả.
Kiểm tra: Bộ phận nguồn nhân lực đảm nhận các chức năng kiểm tra bằng cách giám sát các bộ phận khác có đảm bảo thực hiện các chương trình, các chính sách thuộc về nguồn nhân lực đã đề ra hay không.
Đánh giá: Phối hợp với những người quản lý khác, phòng quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế và tổ chức thực hiện các chương trình, bao gồm các công việc như: Xác định người đánh giá và lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp, Tiến hành các hoạt động đào tạo, Kiểm tra các hoạt động đánh giá ở tất cả phòng ban, bộ phận trong tổ chức, Tổ hợp các kết quả đánh giá và đề ra các biện pháp khắc phục các lỗi sai.
Câu 3: Nội dung của bản tiêu chuẩn công việc? Ví dụ?
Những yêu cầu chung của bảng tiêu chuẩn công việc là:
- Trình độ văn hoá, chuyên môn và các khoá đào tạo đã qua.
- Các môn học chủ yếu của các khoá được đào tạo, kết quả thi các môn học chủ yếu và tốt nghiệp. Trình độ ngoại ngữ: cần biết ngoại ngữ gì và mức độ về đọc, nghe và viết.
- Thâm niên công tác trong nghề và các thành tích đã đạt được.
- Tuổi đời; Sức khoẻ; Ngoại hình; Năng khiếu đặc biệt và các yêu cầu đặc biệt.
- Hoàn cảnh gia đình; Tham vọng cầu tiến, sở thích, nguyện vọng cá nhân.
- Các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu của công việc

Ôn Tập Quản Trị Nhân Lực Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ