Thính Tuyết Lâu hệ liệt

1.2K 3 0
                                    

Thính Tuyết Lâu hệ liệt

Tác giả: Thương Nguyệt

----------------------------

Thần Binh Các ( Chi tam Thính Tuyết Lâu hệ liệt)

Mở Đầu

Sống ở đây, đại khái cũng đã mười bảy năm rồi sao? Năm tháng dạt trôi không trở lại, hoa thơm chốc lát, như ngọn nến dìu dặt trên bàn, cũng đã sớm hóa thành tro tàn --- Tim muốn tắt mà chưa tắt trong ngọn lửa, chỉ là thiều quang của quá khứ, vùng vẫy, muốn nán lại một hồi, nhưng, cuối cùng vẫn bị ngọn lửa vô tình nuốt ray nuốt rứt... từng ray từng rứt hóa thành tro xám. Trì Tiểu Đài, ngày nào thiếu nữ mỹ lệ yêu kiều... Hôm nay, lại giống như rêu xanh khô héo trên bậc thềm. Ứng liên kịch xỉ ấn thương đài, tiểu khấu sài phi cửu bất khai

1. (Tạm dịch: Chắc cảm thương sợ giày đế gỗ dày xéo rêu xanh, gõ cửa đã lâu mà còn chưa mở).

Nhưng, dấu giày vẫn còn đó, người trẻ tuổi yếu bệnh từng đứng trên bậc thềm thong dong gõ phiến cửa kia vang vọng trong tim nàng đó, Thính Tuyết Lâu chủ hùng tài tuyệt thế đó, người đã từng khiến cho nàng yêu như cuồng dại, rồi hận như cuồng dại đó, lại  đã không còn nữa... Là mình đã phản lại y... Nhưng, nàng chưa từng hối hận. Nàng biết y cuối cùng sẽ ra đi --- Còn nàng, chỉ có thể dần dần thành một mảng rêu xanh khô héo mà thôi. Nàng sợ y ra đi lúc nàng không biết, cho nên, rất đơn giản, tự mình động thủ để vĩnh viễn lưu giữ y. Nàng đáp ứng kiến nghị của nhị Lâu chủ Cao Mộng Phi, liên thủ bội phản. Cho dù không thành công, y cũng vĩnh viễn không thể quên nàng... Nếu không thể được y yêu thương, thì để được y giết chết! Phản loạn quả nhiên không thành công, tuy nàng đã dốc kiệt hết tâm lực --- nàng đã sớm biết, đại sư huynh là người không ai có thể chiến thắng... Kẻ duy nhất có thể giết y, có lẽ chỉ có nữ tử tên gọi A Tĩnh kia mà thôi.

1 Hai câu thơ trong bài “Du Viên Bất Trị” của Diệp Thiệu Ông thời Nam Tống.

Nhưng sư huynh không giết nàng, cố hết sức dùng mọi phương pháp để chọc giận y, cầu mong được chết trong tay y. Nhưng, y lại chỉ hờ hững phất tay áo, nói: “Ta không muốn nhìn thấy nàng nữa”. Nàng bị giam lỏng tại một nơi không nhìn thấy y. Nàng cũng không gặp y nữa, mãi luôn cho đến khi y chết --- chết trong tay nữ tử tên gọi A Tĩnh kia. Đối với nàng mà nói, đó là sự trừng phạt tàn khốc nhất... Hôm nay trải qua mười bảy năm gió gió mưa mưa, trong giang hồ chỉ còn loáng thoáng lời thầm thì vẽ vời truyền thuyết về hai người bọn họ. Y đã chết, mình có mong chết cũng không còn ý nghĩa --- Nàng không muốn cầu chết nữa, sợ mình phải uống chén canh Mạnh Bà2, quên đi bao nhiêu là yêu là hận. Sống còn, ít ra còn có thể ôm ấp hồi ức. Sau khi sư huynh và A Tĩnh cùng qua đời, Thính Tuyết Lâu tu sửa Thần Binh Các này, dùng để thờ phụng đao và kiếm mà đôi Nhân trung Long Phượng lúc sinh tiền đã sử dụng --- Nơi giam lỏng nàng cũng đổi về đây, là chính nàng yêu cầu, vì chỉ muốn hàng ngày nhìn thấy Tịch Ảnh Đao mà khi y thuở sinh tiền không một giây phút ly thân... Sau này theo sự hưng thịnh không ngừng của Thính Tuyết Lâu, các thứ vũ khí thành chiến lợi phẩm sau khi chinh phục bốn phương, bảo đao bảo kiếm các môn phái dâng hiến dần dần nhiều lên, bất tri bất giác, không ngờ đã chứa đầy một phòng --- trở thành xứng hợp với cái tên “Thần Binh Các” nơi hội tập thiên hạ thần binh lợi khí. Mười sáu năm rồi, từ khi bị cầm tù cho đến nay, làm bạn với nàng trong Thần Binh Các chỉ có đao kiếm san sát trên bốn bức tường, thương côn chen chúc trên giá, còn có đủ thứ ám khí độc dược ly kỳ cổ quái đặt trong hộp... Đằng sau mỗi một thứ vũ khí, sợ rằng đều có một quá khứ không bình phàm. Lạnh buốt có, nặng nề có, trong ngời có, loang lổ có... Những binh khí không thể nói chuyện đó lẳng lặng trên bốn bức tường, trong giá tủ nhìn nàng, dùng ánh mắt ẩn bí nhìn nàng --- Chúng đã không còn mùi vị của máu. 

Thính Tuyết Lâu hệ liệtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ