CHƯƠNG 4. Tạo sự khác biệt: Quan điểm về sự cam kết

237 4 0
                                    


  Tất cả chúng ta đều là nhà hoạt động xã hội cho dù chúng ta có nhận ra hay không.
—Julia Butterfly Hill
Bạo lực học đường đã tăng 41% trong vòng 5 năm qua. Mỗi ngày có 4.000 người chết vì đói – tương đương với việc cứ 15 phút lại có một máy bay phản lực bị tai nạn. Cứ 24 giờ lại có 3 loài biến mất khỏi cuộc sống. 13 triệu trẻ em châu Phi bị mất cha mẹ vì bệnh AIDS.
Đến lúc bạn đọc xong chương này thì một người ở Mỹ sẽ tự kết liễu đời mình và tương tự, một khu rừng nhiệt đới rộng bằng 200 tòa nhà trong thành phố sẽ bị đốt cháy và phá hủy.
Vậy tại sao chúng ta lại ngồi đây? Tôi thì viết. Bạn thì đọc cuốn sách này. Chúng ta phải hành động.
Nhưng, nhưng... tôi có thể làm gì đây? Ngày nào tôi cũng đọc thấy những việc như thế này trên báo chí. Đêm nào tôi cũng nghe thấy trên bản tin. Chẳng có gì mới cả.
Điều mới ở đây là không có lý do nào mà những thảm kịch trên nên xảy ra cả. Điều mang tính cách mạng ở đây là chúng ta – tôi và bạn – có khả năng giải quyết những vấn đề này. Và điều đáng kinh ngạc hơn là chúng ta có thể ngồi đây mà nhìn mọi thứ xảy ra. Có phải là vì chúng ta nghĩ mình không thể làm gì? Hay vì chúng ta tin rằng đó là việc của người khác? Nếu mỗi chúng ta chọn một lý do, tin vào sức mạnh tạo sự thay đổi của mình thì chúng ta có thể xóa bỏ mọi thảm kịch này và mọi vấn đề trên thế giới trong vòng một năm.
Chẳng hạn, với nạn đói trên thế giới. Balbir Mathur, một doanh nhân tại Wichita, Kansas đã tìm thấy một cái cây đơn giản có lá bổ dưỡng đến mức nó gần như một liều thuốc ma thuật. Lá của cây chùm ngây (tên của loại cây đó) chứa lượng vitamin C cao gấp bảy lần một quả cam, lượng kali cao gấp ba lần một quả chuối và lượng vitamin A cao gấp bốn lần một củ cà rốt. Một cái cây gần như có thể xóa bỏ nạn đó tại một làng nhỏ ở một nước đang phát triển.
Không những thế, hạt giống có thể làm sạch nước, vỏ và rễ cây cũng có thể ăn được và cây có thể phát triển dễ dàng và nhanh chóng trên đất nghèo dinh dưỡng. Kể từ năm 1984, Mathur đã trồng 30 triệu cây chùm ngây trên các nước nghèo khắp thế giới. Mathur nói: "Phép lạ vẫn có thể xảy ra bởi con người tạo ra phép lạ."
Nhưng, nhưng... tôi không gây ra các vấn đề. Tại sao tôi phải làm gì?
Cũng giống như giáo viên lớp hai cũ của tôi từng nói: Không quan trọng ai mở nắp lọ keo, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng nếu chúng ta không đậy nắp lại.
Nhưng, nhưng... không phải chính phủ hay các dịch vụ xã hội nên làm gì đó sao?
Chính phủ và các dịch vụ xã hội không thể giải quyết mọi vấn đề của chúng ta. Làm sao họ có chịu trách nhiệm hết những thiệt hại được tích lũy do hàng triệu cá nhân gây ra?
Đó là tin xấu.
Tin tốt là chúng ta có thể. Chúng ta. Tôi và bạn. Một người thật sự có sức mạnh để tạo ra sự khác biệt. Nếu vẫn cần cải cách chăm sóc y tế, cải tiến giáo dục và cần làm những thứ khác trở nên tốt đẹp hơn thì chúng ta vẫn có việc phải làm.
Nhưng, nhưng... Tôi không phải kiểu người làm việc trong bếp nấu súp  

Hãy sống cuộc đời như bạn muốnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ