Nói đến được – mất có lẽ nhiếu người sẽ nghĩ về sự đối lập toàn diện của hai khái niệm này. “Được” tức là có những gì mình mong muốn và “mất” là lúc những điều mong muốn không còn. Nhưng thực ra không phải vậy, ngược lại chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Trong cái ta “được” có những cái chúng ta “mất”. Và những lúc “mất” sẽ là những lúc “được” hơn cả. Trong cuộc sống, có mấy ai đã đạt được vinh quang, mà không phải trải qua những lần vấp ngã. Hay đối với những học sinh chúng ta, ai có thể học giỏi được mà lại không chịu mất đi thời gian, mất đi công sức rèn luyện. Cứ nghĩ trên đời này cứ được toàn diện và mất toàn diện thì làm sao sẽ có sự cầu tiến, làm sao mà xã hội có thể văn minh, tiến bộ hơn được. Có “mất” thì chúng ta mới phấn đấu để “được”. Những người luôn biết về điều mình nhận và những điều mình mất đi, mất đi những điều nhỏ bé nhưng chúng ta nhận được những điều tốt lành hơn, khi mình mất đi một vật gì đó của bản thân, cái mình nhận được đó là những bài học và những giá tị về sự tôn trọng nó nhiều hơn, những giá trị đó tạo nên những giá trị và mang nhiều cung bậc và cảm xúc cho chính bản thân mình, những điều được và mất có mối quan hệ mật thiết và vô cùng gắn bó với nhau, nó tồn tại và luôn xoay quanh cuộc sống của mình, chúng ta hiểu được vấn đề này thì cuộc sống của chúng ta sẽ luôn tốt đẹp và mang những giá trị riêng và có cảm xúc rất đặc biệt và có ý nghĩa đặc biệt và sâu sắc, cho mỗi người và nó mang nhiều cung bậc cảm xúc và ý nghĩa cho mỗi chúng ta
Tố Hữu đã từng nói: “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” chính vì vậy trong cuộc sống của chúng ta vấn đề được và mất và một điều rất phổ biến và nó đã trở thành một điều mà mỗi người cần phải quan tâm và có những suy nghĩ đúng đắn về vấn đề này, những người như vậy cần phải tạo nên cho mình những cơ sở sống tốt hơn.
BẠN ĐANG ĐỌC
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI : Quan niệm về "Được và Mất" trong cuộc đời = ̄ω ̄=
Non-FictionNGHỊ LUẬN XÃ HỘI : Quan niệm về "Được và Mất" trong cuộc đời Tác giả : 月曦 Bài tập cô Hằng Văn (Ôn thi đại học năm 2016)