Phàm Nguyệt Băng chính là nghĩ trên đời này cái gì cũng có cái lý của nó. Ông trời ban tặng cho bạn một cái gì đó tốt đẹp, thì ông ta sẽ cướp đi từ bạn một thứ khác.
Nó là một trong những vô số trường hợp đó. Từ nhỏ sinh ra nó đã được chiều chuộng, học lại giỏi khiến cha mẹ vô cùng tự hào. Thế nhưng từ khi lên lớp ba nhóc đặc biệt rất hứng thú với việc ăn, lại càng được dịp lên cân to tướng, bạn bè trêu chọc. Nhiều lần than thân, nhưng khi chính nhóc ngẫm lại thấy cũng hợp lí, cũng may nhà nhóc điều kiện kinh tế không tồi cho nên dù xấu nhưng tiền vẫn có nên không việc gì phải lo.Lại nói từ ngày trở thành đứa mập, không những bị bạn bè trêu chọc, còn có cả thầy cô nói ra nói vào, không an ủi nhóc thì thôi, bọn họ lại càng độc mồm đến vậy. Họ hàng thì bảo sao to con thế, ba mẹ chỉ biết cười trừ. Mà cũng ngộ, nhiều người lại không biết tế nhị chê bai nó đủ thứ điều mà không nghĩ rằng chính những câu nói ấy đã nhiều lần giáng đòn vào tâm lý của đứa trẻ ngây thơ đó. Cha mẹ nó thì mải mê công việc, đúng là đồng tiền phù du, khiến con người ta đâm đầu như con thiêu thân.
À nó còn có người chị, hồi nhỏ bọn họ hay đánh nhau lắm. Nó còn nhớ có lần vì tranh nhau một miếng thức ăn cuối cùng trên dĩa mà hai người bọn họ thiếu điều đánh đũa muốn gãy làm đôi. Nó đành ra hạ sách phun nước bọt nhầm chị ta thấy bẩn mà nhường lại cho nó. Ai mà ngờ, chị nó lại an nhiên mà nhét miếng thức ăn nhai nhồm nhoàm ra vẻ khiêu khích nó.
Chị rất thân với mẹ nó, lại còn hay mách lẽo, nó còn được dịp xé tập của chị rồi diếm đi, ai ngờ bị mẹ nó phát hiện đánh nhừ đòn, chị nó cả đêm vừa ngồi vừa khóc viết lại bài đầy đủ. Lúc đó nó tức lắm chứ, tranh thủ chị ta đi vệ sinh nó lấy keo dán sắt trét lên ghế, do gấp rút quá nó bị dính hết cả tay, đợi mãi mà chẳng thấy ra, thì ra là bị táo bón, keo cũng đã đông cứng lại rồi. Rất lâu sau này nó mới hiểu thế nào là gậy ông đập lưng ông.
Nguyệt Băng vác tay lên đầu xem lại mối quan hệ của chị em bọn họ, lúc nó còn nhỏ dù có hỗn láo hay nghịch như thế nào thì chị vẫn chưa đánh lại nó bao giờ, mà nó là đứa luôn luôn ăn hiếp chị.
Cha mẹ nó luôn bận công việc, chị và nó phải tự lập, riêng ba nó đôi khi cũng có thời gian rảnh rỗi ở nhà, nhìn bạn bè được mẹ đưa đón, đi chơi với gia đình, nó thèm được như vậy, có lần ra về bọn bạn nó còn hỏi:- "Ủa nay cha mày hay mợ mày rước vậy, đó giờ tao chưa thấy mẹ mày lần nào nha".
Nhiều khi nó tức giận lắm, nhưng trong thâm tâm nó vẫn luôn nhẫn nhịn chịu đựng.
Nó luôn ganh tị với người chị của mình, tại sao chị lúc nào cũng có quần áo giày dép mới, còn nó lại không có, chị nó ngày xưa có phải tự lập như vậy không?
Tại sao mọi thứ tốt đẹp cha mẹ nó lại dành cho chị nó hết vậy? Suốt thời cấp một nó chẳng biết thế nào là bữa cơm gia đình, nhiều khi cầm sổ liên lạc trong tay mà phải đưa cho mợ kí, họp phụ huynh phải hỏi xem bọn họ có thời gian rảnh không, bữa cơm gia đình thay bằng những hộp cơm được mua từ tiệm, còn không thì tự đi kiếm chỗ ăn một mình.Mối quan hệ mẹ nó và nó luôn luôn căng thẳng, nó còn nhớ có lần mẹ nó vì trách nó để lộ chuyện vụng trộm của mình với ba mà đằng đằng phán cho nó một câu rằng không có đứa con nào như nó. Cú sốc đầu tiên trong đời khiến nó không thể nào quên. Bạn biết không, thực ra lí do chị nó luôn thân thiết với mẹ nó là bởi vì do chị nó từ nhỏ được mẹ yêu thương, cảm nhận tình yêu của mẹ mà lớn lên. Còn nó thì ngược lại, cái nó thấy chỉ là một gánh nặng trên vai. Vì lí do công việc mẹ nó luôn luôn 2 ngày mới về nhà một lần, nó đi học ngày nào cũng vui vẻ bởi vì có bạn bè cùng vui cho dù cũng có đứa trêu nó nhưng đâu đó nó vẫn thấy hơi ấm, nó cảm nhận được sự hạnh phúc, bạn nó đứa nào tan học về cũng mừng quýnh chạy ra cổng trường tìm cha mẹ, còn nó trái lại mang vẻ mặt chán nản về nhà. Tôi và nó lúc đó chỉ là một đứa trẻ, tôi chẳng hiểu tại sao nó ghét mẹ nó đến kì lạ, mỗi lần mẹ nó trở về, thì ngày hôm đó như là ngày tận thế của nó vậy. Nó luôn canh ngày mẹ về, nhiều khi nó canh không chính xác hoặc mẹ nó về đột xuất, thế là về nhà đã thấy mẹ nó ngồi đó và bắt đầu mắng miếc nó. Có lẽ, mẹ nó do áp lực công việc, mỗi khi áp lực là lại có cái mặt nó ra đây mà nghe. Nó chính là thùng rác chứa đựng cảm xúc bực bội của mẹ nó.
Thế là sau cái lần canh hụt đó, từ khi nào mà câu hỏi trên xe lúc trên đường về nhà "Mẹ con hôm nay có về không hả mợ?" đã trở thành một thói quen không bao giờ bỏ được cho đến tận bây giờ. Nó cũng chẳng nhớ nó đã hỏi mợ nó câu đó bao nhiêu lần, và mợ nó đã đáp lại bấy nhiêu lần, nhưng cũng nhờ những lời đáp đó mà nó phần nào chuẩn bị tinh thần, với vô số lần lánh kịp trước cơn tam bành mẹ nó bùng lên, nhưng cũng có hôm mợ nó bảo:
-"Mợ không biết, lúc mợ đi rước con là mẹ con chưa về, không biết về tới chưa nữa"
Những hôm đó nó căng thẳng đến độ như bom sẽ nổ bất cứ lúc nào, nó luôn ước sao cho ngày hôm nay hết thật nhanh mau đến ngày mai để mẹ nó đi không ở nhà nữa, nhưng cũng ước sao ngày mai đừng trôi qua nhanh quá để rồi ngày mốt mẹ nó lại trở về. Nó đã mong sao, những ngày không có mẹ ở nhà kéo dài vô tận. Trong đầu đứa nhóc lúc đó dần hình thành nên khoảng cách vô hình giữa nó và mẹ lúc nào không biết. Nó luôn nghĩ rằng mẹ phải chăng là cái danh gọi qua loa, ngay cả tình mẹ nó chưa bao giờ cảm nhận được thì bản thân nó xứng đáng gì để gọi. Nó luôn tự hỏi liệu chị nó lúc đấy có trải qua những điều đó hay chưa? Phải hay chăng chỉ là một xấp tiền phay ra trước mặt muốn tiêu bao nhiêu thì tiêu?
Lúc đó, một đứa nhóc như nó chỉ biết mang nỗi tức giận âm thầm mà đem vào lòng không biết nói cùng ai.Chính những lúc lạc lõng bởi cái thứ gọi là nhà. Băng ghét ở nhà, nó cảm thấy mỗi lần đi học trở về thì lại đối mặt với cái sự cô độc chán chường ấy, nó khiến Băng như phải đối diện hiện thực, cũng như con người của Băng. Từ lúc nào nó cảm thấy sợ hãi chính cuộc đời nó tạo nên. Đến trường như đeo theo một tấm mặt nạ sắt nặng nề, nó vui vẻ hoạt bát, chẳng ai mảy may nghi ngờ bởi lớp vỏ -con người nó tạo ra vô cùng hoàn hảo. Đây là một cơ chế bảo vệ, cũng như khi bạn dồn một chó vào đường cùng thì bạn sẽ biết hậu quả như thế nào rồi đó. Chính là bạn dồn nó nhiêu bước, bạn theo nó bấy nhiêu bước. Xong, điều này nếu đổi sang người lớn thì lúc này được coi là sự thụ động, hèn nhát.
Nhưng cái Băng không ngờ chính là, sẽ đến một lúc nào đó tấm mặt nạ ấy sẽ bị gỡ bỏ ra và cô phải đối diện với thực tại- đối diện với sự cô độc. Việc này cũng giống như mấy tình huống hay xảy ra trong mấy câu chuyện công chúa Disney thần tiên, giây phút mà Lọ Lem ngỡ ra rằng đã đến 12h và bắt buộc phải chạy thục mạng về nhà trước khi hết phép thuật và bị phát hiện vậy đó. Tất nhiên, Băng không bao giờ dám so sánh mình với Lọ Lem, bởi nó tự nhận thức rằng- nó xấu.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tiếng Hồi Ức
Teen FictionTuổi thanh xuân của mỗi người chúng ta đều có những hương vị riêng của mình. Cái vị chua khi lần đầu nếm đời? Cái vị ngọt ngào của tình yêu? Cái cay nồng tức giận của xã hội bạc? Hay là cái vị đắng của sự phản bội? Đây là tất cả những điều thiết yế...