Trả lời:
*Bối cảnh lịch sử:
- Ngày 1-9-1939 chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ đã đẩy mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc thuộc địa lên cao.
- Ở bên Pháp, mặt trận bình dân Pháp bị lật đổ. Chính phủ phản động mới lên thay, đã tăng cường đàn áp cm ở chính quốc và các nước thuộc địa.
- Ở Ðông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách ''cai trị thời chiến'' cực kỳ tàn bạo.Cụ thể :
+ Về chính trị: Tăng cường đàn áp
+ Về kinh tế: Tăng cường bóc lột để phục vụ cho chiế n tranh.
+ Về quân sự: Tăng cường bắt lính. (7 vạn nguời Việt Nam bị đưa sang Pháp để phục vụ cho cuộc chiến tranh).
Tất cả những điều đó đã làm cho mâu thuẫn chủ yếu vốn có của xã hội Ðông Dương là mâu thuẫn giữa đế quốc Pháp và các dân tộc bị áp bức càng thêm gay gắt. Lòng phẫn uất sôi sục của quần chúng sẽ "đẩy nhanh quá trình hoá cách mạng''. Ðó chính là cơ sở để Ðảng ta phát động một cao trào giải phóng dân tộc.
- Hội nghị trung ương lần thứ 6 của Ðảng ta đã diễn ra từ ngày 6-9/11/1939 dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ.
+)Nội dung của hội nghị:
- Hội nghị đã phân tích nguyên nhân và chiều hướng phát triển của chiến tranh thế giới lần 2. Hội nghị nhận định " cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị gây nên bởi đế quốc". Chiến tranh sẽ gây ra nhiều tai họa cho nhân loại nhưng cuối cùng chủ nghĩa phát xít sẽ thất bại. Nhận định đúng đắn này của Đảng ta có tác động rất lớn đến việc hoạch định đường lối cách mạng Đông Dương.
-Hội nghị nhân định tình hình Đông Dương: Đông Dương sẽ bị cuốn vào guồng máy chiến tranh.Nhật sẽ xâm lược Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật.Bộ máy cai trị ở Đông Dương đang từng bước phát xít hoá, một thứ phát xít thuộc địa tàn bạo và những kẻ đứng đầu bộ máy đó đang mưu toan thoả hiệp, đầu hàng phát xít Nhật.
-Hội nghị xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội Đông Dương: chiến tranh thúc đẩy các mâu thuẫn vốn có của xã hội thuộc địa nửa phong kiến lên đỉnh tột cùng đòi hỏi phải được giải quyết. Mâu thuẫn cơ bản và gay gắt nhất lúc này là: mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương. Kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất của cách mạng Đông Dương lúc này là Đế quốc Pháp và bọn tay sai phản bội dân tộc
-Hội nghị khẳng định hai nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến không thay đổi, nhưng phải được áp dụng cho phù hợp với tình hình mới. Trong điều kiện lịch sử mới , giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất. Tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mạng, kể cả vấn đề ruộng dất cũng phải nhằm vào vấn đề dân tộc giải phóng mà giải quyết.
Để tập trung đông đảo lực lượng dân tộc, Hội nghị quyết định thay đổi một số khẩu hiệu, chuyển hướng hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh:
- Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ; chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai.
- Không nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Xô viết công nông mà đề ra khẩu hiệu thành lập Chính phủ Liên bang Cộng hoà dân chủ Đông Dương.
- Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm liên hiệp các lực lượng dân chủ và tiến bộ, kể cả các tổ chức cải lương, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
-Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ chính trị công tác quần chúng lúc này là lập công hội, nông hội, thanh nên phản đế, phụ nữ phản đế hoạt động bí mật, bất hợp pháp nhằm tạo điều kiện tiến tới làm bạo động để giải phóng dân tộc.
- Về Đảng,: Hội nghị đã có nhiều chủ trương củng cố Đảng, làm cho Đảng phải thống nhất ý chí và hành động, phải mật thiết liên lạc với quần chúng, phải có vũ trang lý luận cách mệnh, phải biết lựa chọn cán bộ mới, phải củng cố hệ thống tổ chức khắp các vùng và miền trong cả nước, phải chú ý chống nạn khiêu khích mật thám, tự chỉ trích và đấu tranh nhằm chống cả biểu hiện hữu khuynh và "tả" khuynh,... để bảo đảm Đảng vững mạnh làm tròn sứ mệnh lịch sử khi cao trào giải phóng dân tộc được đẩy mạnh.
+)Ý nghĩa tầm quan trọng của hội nghị TW6:Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939 đánh dấu sự trưởng thành của Đảng, cụ thể hoá một bước đường lối cứu nước trên tinh thần của Cương lĩnh đầu tiên được hoạch định từ khi thành lập Đảng. Đây là sự chuyển hướng từ đấu tranh chính trị, hoà bình đòi quyền dân sinh dân chủ sang đấu tranh vũ trang - bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền; từ hoạt động công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp là chủ yếu chuyển sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp là chủ yếu. Những chủ trương của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939 tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh ở Hội nghị Trung ương (tháng 11-1940) và Hội nghị Trung ương tám (tháng 5-1941).