TRÒ CHUYỆN KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG THAM VẤN
Nguyễn Hạc Đạm Thư
I. Xác định vai trò nhà tâm lý trong tham vấn mang tính trị liệu
C.Rogers, nhà tâm lý trị liệu người Mỹ theo khuynh hướng nhân bản ở nữa đầu thế kỷ 20, là người đầu tiên nêu quan điểm là trong tâm lý trị liệu không được gọi người đến chữa trị bằng phương pháp tâm lý là ?ongười bệnh? mà gọi là thân chủ
Chính họ là nhân vật trung tâm trong trị liệu. Nhà tâm lý chỉ tạo điều kiện thuận lợi để thân chủ bộc lộ ra ngoài các yếu tố gây rối nhiễu, đau khổ trong nội tâm, tự trách móc, hối hận, mặc cảm tội lỗi, tự ty?
Những tình cảm tiêu cực nói trên gây cho thân chủ bối rối, lo âu, phiền muộn, hoảng sợ khiến họ lẩn tránh thực tế, không dám nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết vấn đề. Trong tâm trạng chao đảo, hoảng loạn họ dễ chán nản, muốn trút bớt gánh nặng quá tải vào người khác. Sẽ là sai lầm nếu nàh tâm lý lại đón nhận gánh nặng đó, an ủi, khuỵên nhủ, dỗ dành, thuyết phục họ, tìm giải pháp hộ họ.
Theo. C.Rogers, khi thân chủ phơi bày được ra ngoài những tình cảm tiêu cực trong nội tâm của họ một cách tự nhiên, không bị người khác định hướng, thúc ép hoặc gây ảnh hưởng thì khi đó họ không cảm thấy bị tù túng nữa, họ có thể bình tâm đón nhận những cảm nghĩ, những suy tư, những trải nghiệm của mình và lấy lại được cảm giác an toàn.
Trong trạng thái an toàn, thân chủ lấy lại được tự tin để nhìn thẳng vào thực tế, xem xét, kết nối những cảm xúc lộn xộn, mơ hồ, và tự họ sẽ cân nhắc lựa chọn các giải pháp. Vì chính họ là người hiểu rõ hơn ai hết những vấn đề của họ để tìm ra giải pháp thích hợp với họ. Không ai có thể làm thay họ.
Do đó cách trò chuyện ở đây không được định hướng, xác định rõ ràng vai trò của mình, nhà tâm lý sẽ không lẫn lộn cách trò chuyện trong trò chuyện trong trị liệu với các dạng sau đây:
II. Phân biệt tham vấn trị liệu với các dạng khác
1. Không giống phỏng vấn báo chí nhằm thu thập thông tin sau đó công bố cho quảng đại quần chúng biết. Ở đây nội dung câu chuyện chỉ có hai người và những điều đã biết chỉ nhằm vào trị liệu. Nhà tâm lý cần giữ những bí mật riêng tư, không tiết lộ ra ngoài.
2. Không hỏi chuyện như kiều lục vấn cảnh sát nhằm điều tra một vấn đề. Kiểu đưa câu hỏi liên tiếp thường làm cho thân chủ mệt mỏi, cảm thấy mình là ?onạn nhân?, họ sẽ ngán và trả lời qua loa có tính đối phó để kết thúc.
3. Không giống kiểu tu sĩ lắng nghe con chiên thú tội, nếu ta an ủi, thân chủ sẽ có xu hướng muốn trút bỏ gánh nặng một cách thụ động, không gây được tự tin cho họ để tự vươn lên.
4. Không biến mình thành người thuyết giảng, đưa ra quan điểm này khác để thân chủ nghe mình giải thích. Không đưa ra tranh luận, tìm hiểu đúng sai. Nên nhớ là thân chủ hiểu vấn đề của họ hơn mình. Mình cần lắng nghe thân chủ nói để họ yên tâm bộc lộ những nỗi niềm của họ.
5. Không giống bác sĩ thăm khám bệnh nhân nhằm chẩn đoán ra bệnh. Nếu đi theo hướng này, thân chủ mất vai trò trung tâm của họ, ta biến họ thành người thụ động, dựa dẫm, và nhà tâm lý không còn ở tư thế lắng nghe chăm chú tâm sự của thân chủ.