III. Thông tin thị trường và thương mại
1. Khái niệm thông tin thị trường và thương mại
- Là tin tức phản ánh hiện tượng về quá trình kinh tế diễn ra trên thị trường và các hoạt động thương mại
- Đối tượng: Là các yếu tố thị trường, xu hướng vận động của thị trường, các yếu tố liên quan đến trao đổi, hoạt động thương mại như:
+ Nhu cầu, khả năng thanh toán, đặc điểm tiêu dùng.
+ Xu hướng vận động của các yếu tố cấu thành nên thị trường.
+ Thông tin về các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh
+ Thông tin về dung lượng thị trường, khối lượng, giá trị trao đổi trên thị trường.
+ Thông tin về chính sách, cơ chế, luật pháp quản lý thương mại, thị trường, các hiệp định song phương và đa phương, WTO.
+ Thông tin về các hiện tượng tiêu cực diễn ra trên thị trường, trong thương mại.
2. Phân loại thông tin thị trường và thương mại
* Phân loại theo hình thức thể hiện thông tin:
+ Thông tin định lượng
+ Thông tin định tính
Thông tin định lượng phản ánh mặt lượng của hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường hay trong hoạt động thương mại thường biểu hiện qua các chỉ tiêu định lượng với đơn vị là giá trị, hiện vật.
Ví dụ: Lượng cung, lượng cầu về sản phẩm, lượng khách hàng, nhà cung cấp, khối lượng giá trị mua bán...chi phí, giá cả, doanh thu, lợi nhuận, vốn...đây là các chỉ tiêu tuyệt đối.
Chỉ tiêu tương đối: cơ cấu, chủng loại sản phẩm, tỷ trọng chiém lĩnh thị trường, tỉ giá, tỉ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng.
Thông tin định tính mô tả bản chất mối quan hệ của các yếu tố, quá trình kinh tế diễn ra trên thị trường và trong hoạt động thương mại. VD : Các văn bản pháp quy về nhà nước, các hình ảnh, sơ đồ...
* Phân theo cấp quản lý
- Thông tin phục vụ quản lý vi mô: Bao gồm các thông tin liên quan đến việc phục vụ kinh doanh và quản lý doanh nghiệp; liên quan đến quyết định bán hàng, hay mua sắm...
- Thông tin phục vụ quản lý vĩ mô:
+ Thông tin phục vụ ban hành luật, cơ chế, chính sách, quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường, thương mại.
+ Các chỉ thị, biện pháp vĩ mô về quản lý thị trường, thương mại
+ Báo cáo của các cấp, ngành, địa phương, trung ương.
3. Hệ thống thông tin thị trường và thương mại.
a. Khái niêm: Là hệ thống liên kết các yếu tố: con người, công nghệ thông tin, các thông tin theo một cấu trúc nhất định để thực hiện các hoạt động thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường và thương mại cần thiết cho việc ra các quyết định quản lý.
- Trong đó con người là chủ thể trong việc thực hiện các quá trình của hệ thống thông tin. Mỗi người có vị trí nhất định trong hệ thống tuỳ thuộc chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực sở trường và yêu cầu công việc của hệ thống. Con người có thể hoạt động độc lập hoặc trong một nhóm, thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu nhất định của hệ thống.
- Công nghệ thông tin là hệ thống các kỹ năng kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong thu thập, xử lý và truyền tin, tức là hệ thống các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp để tạo ra sản phẩm tin học cung cấp cho người sử dụng. Các thành phần công nghệ thông tin bao gồm:
+Phần kỹ thuật: bao gồm các công cụ phương tiện xử lý và truyền tin cùng với các thiết bị vật tư hỗ trợ khác (máy tính, đĩa mềm, máy in, phương tiện kỹ thuật truyền hình, truyền thanh, internet...).
+ Năng lực con người: kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo, khả năng lãnh đạo, đạo đức trong việc xử lý truyền tin.
+ Phần thông tin của công nghệ: bao gồm kiến thức dưới dạng thông tin khác nhau như các lý thuyết, phương pháp, các công thức, bí quyết...
+ Phần tổ chức thiết lập quan hệ giữa các phần kỹ thuật, con người và thông tin dưới các hình thức sơ đồ, nội quy, quy chế của tổ chức qua đó thể chế hoá quyền, trách nhiệm, mối liên hệ, phối hợp các yếu tố
* Theo chuyên môn công nghệ thông tin được chia thành phần cứng và phần mềm:
Phần cứng: gồm có trang thiét bị, máy móc phục vụ thu thập, xử lý, truyền tin.
Phần mềm: các phần mèm cho hệ thống, các thông tin sử dụng trong hệ thống được chứa trên các vật mang: đĩa mềm, USB, băng từ
- Các thông tin dưới dạng thô và dưới dạng dữ liệu.
4. Nguồn thông tin thị trường và thương mại
- Nguồn nội bộ:
Từ các tài liệu, thông tin liên quan đến thị trường và thương mại được lưu giữ trong nội bộ doanh nghiệp, tổ chức quản lý vĩ mô, người tiêu dùng.
- Nguồn thông tin từ bên ngoài:
Là nguồn thông từ các doanh nghiệp, cơ quan quản lý vĩ mô, các đơn vị chuyên kinh doanh tin, phương tiện thông tin đại chúng, internet từ điều tra khảo sát trực tiếp, tham quan, triển lãm hội chợ và giới thiệu của bạn hàng...
Lợi thế: đa dạng, phong phú, nhưng không phải tổ chức, cá nhân nào cũng khai thác được các thông tin này, thậm chí phải mất chi phí để có được thông tin; nhưng nhiều khi dẫn tới nhiễu thông tin vì có quá nhiều thông tin, không có khả năng xử lý, chọn lọc thông tin gây khó khăn cho việc ra quyết định quản lý.